Có những loại hình tài trợ thương mại nào? Update 11/2024

Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại đều muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ về nhiều phía và hoạt động tài trợ thương mại đã giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn khi gặp vấn đề và tài chính. 

Các bạn có lẽ điều hiểu rằng đối với một doanh nghiệp thì vấn đề khách hàng và tài chính là những ưu tiên hàng đầu.

Vì doanh nghiệp có khách, có tiền thì mới vận hành trơn tru, phẩm dịch vụ, hàng hóa chất lượng, phục vụ nhu cầu đòi hỏi khắt khe và đa dạng của người tiêu dùng và đồng thời đủ sức để cạnh với các đối thủ khác trên thị trường.

Tài trợ thương mại là gì?

Tài trợ thương mại có thể hiểu theo nhiều các khác nhau nhưng chung quy lại thì tài trợ thương mại là một tên gọi khác của cho vay thương mại.

Tài trợ thương mại là gì?
Tài trợ thương mại là gì?

Nó đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán trong kinh doanh, buôn bán. các ngân hàng thương mại coi tài trợ thương mại là nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng.

Mặt khác, tài trợ thương mại cũng bao gồm các biện pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Tài trợ thương mại là dịch vụ quen thuộc của các ngân hàng thương mại đối với các nhà đầu tư. Nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để tại nên một nền tảng vững chắc cho hoạt động thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Hiện nay, tài trợ thương mại là một trong những dịch vụ được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai song song với nó là các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán quốc tế.

Tài trợ thương mại bản chất nó có thể là cho vay thương mại, tuy nhiên cái khác ở đây là nó đóng vai trò trung gian thanh toán. Đây là hoạt động mang tính ổn định của các ngân hàng thương mại quốc tế.

Tài trợ thương mại bản chất là cho vay thương mại
Tài trợ thương mại bản chất là cho vay thương mại

Nghiệp vụ tài trợ thương mại được triển khai gần như ngay từ khi ngân hàng được thành lập. Cho đến hiện tại, tài trợ thương mại vẫn được coi là nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, vì lý do lãi suất vay tín chấp thu hồi lớn và rủi ro thấp.

Dịch vụ tài trợ thương mại của các ngân hàng không nổi trội như các dịch vụ thẻ, tài khoản nhưng doanh thu luôn chiếm tỷ trọng đáng kể.

Có bao nhiêu loại hình tài trợ thương mại phổ biến?

Doanh nghiệp sẽ được các ngân hàng thương mại cung cấp, tư vấn các dịch vụ nhỏ nằm trong gói tài trợ thương mại gồm các loại hình sau đây:

Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu

Loại hình này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động buôn bán thương mại có sự tham gia của người mua, người bán nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Tài trợ thương mại trong nước

Loại hình này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mua – bán trong phạm vi lãnh thổ nước CHXHCNVN nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh hoàn thành hợp đồng thương mại đã ký kết.

Tài trợ thương mại quốc tế

Loại hình này phục vụ mục đích hỗ trợ tài chính cho các đơn vị kinh doanh tham gia lĩnh vực Thương mại quốc tế trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới để sinh lời.

Bảo lãnh nhận hàng

Loại hình này được hiểu là các ngân hàng sẽ đứng ra đại diện trả tiền hàng cho bên mua hàng để họ nhận hàng, sau đó trong thời gian quy định phải hoàn trả lại ngân hàng cả số tiền gốc cộng với lãi.

Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu

Đây là gói vay cho nhu cầu vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, mục đích giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro tỷ giá.

Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu

Đây là hình thức mà khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền lại cho ngân hàng thương mại để thay doanh nghiệp nhận, kiểm tra và thông báo chứng từ do ngân hàng từ phía doanh nghiệp xuất khẩu gửi tới.

Tiếp cận tài trợ thương mại là thách thức lớn
Tiếp cận tài trợ thương mại là thách thức lớn

Sau đó thay doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán tiền như đã được yêu cầu và được sự đồng ý của ngân hàng.

Thực tế hiện nay cho thấy việc tiếp cập tài trợ thương mại đang là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp mà đặt biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đơn cử một số nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ tài trợ thương mại của các doanh nghiệp như là việc một số ngân hàng chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn tiếp cận dịch vụ tài trợ thương mại; Quy định khắt khe của các tổ chức tài chính quốc tế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Không tồn tại hình thức tài trợ thương mại thay thế các dịch vụ tài trợ qua ngân hàng: …

Chính vì vậy cần tăng cường tài trợ thương mại với mục đích giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, hỗ trợ các nước đang phát triển vươn lên.

Xem thêm: