Cổ phiếu ngân hàng và lỗi lo nợ xấu trở lại vào năm 2021 Update 04/2024

Trong khi nhiều nhà đầu tư đang hân hoan bởi những làn sóng cổ phiếu ngân hàng thứ nhất, làn sóng cổ phiếu ngân hàng thứ hai…mang lại mức sinh lời khủng thì bản thân tôi chọn cách đứng bên lề quan sát. Và hôm nay tôi xin chia sẻ một quan điểm ngược chiều tới quí vị nhà đầu tư. Tôi xin lưu ý quí vị nhà đầu tư là tôi không đưa ra các dự báo vì nhiều cổ phiếu vẫn tăng bất chấp tin tiêu cực và nhiều cổ phiếu vẫn giảm bất chấp tin tức tích cực trong ngắn hạn.

Cổ phiếu ngân hàng và lỗi lo nợ xấu 2021

Cổ phiếu ngân hàng và lỗi lo nợ xấu 2021

Cổ phiếu ngân hàng và lỗi no nợ xấu

Với những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán thì giai đoạn những năm 2011 – 2012 hẳn là những năm rất đáng quên. Đáng quên là bởi khi đó, thị trường chứng khoán chỉ một màu xám xịt, chưa biết khi nào mới có thể phục hồi. Và đặc biệt là giai đoạn giữa năm 2012, những tin tức về nợ xấu ngân hàng khiến các nhà đầu tư ám ảnh. Khi đó, cơ quan giám sát ngân hàng ước tính tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%. Còn với số liệu của Fitch Ratings, thì tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là khoảng 13% trên tổng dư nợ, một con số đầy đáng sợ.

Sau giai đoạn cơ cấu, bán nợ cho VAMC và trích lập dự phòng dần trong 5 năm; và thêm nhiều giải pháp được triển khai thì hoạt động kinh doanh của các ngân hàng từ 2012 tới 2019 đã ổn định trở lại, nỗi lo nợ xấu giảm đi. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid 19 đã mang đến một viễn cảnh rất khác. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng nhà nước thì tới Tháng 9/2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 271.000 khách hàng với dư nợ được cơ cấu lại là 321.000 tỷ.

Các ngân hàng đã cơ cấu lại thời gian trả nợ cho 271.000 khách hàng

Các ngân hàng đã cơ cấu lại thời gian trả nợ cho 271.000 khách hàng

Các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ này dựa theo các qui định mới nhất của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Thông tư này bản chất giống như một chiếc phao cứu sinh, cứu cánh lợi nhuận các ngân hàng năm nay (2020). Tại sao lại như thế? Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng kéo dài thêm thời hạn trả nợ đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid. Thời hạn gia hạn có thể lên tới 12 tháng.

Nhờ có thông tư này mà nhiều ngân hàng vẫn đang tiếp tục báo lãi kỷ lục trong năm tài chính 2020 này. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn quí vị nhà đầu tư sẽ thấy nợ xấu đã có sự chuyển động tăng lên khá nhanh khi so sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm tới nay. Và dưới đây là số liệu được tổng hợp bởi Cafef.

Nợ xấu nội bảng các ngân hàng đang tăng nhanh

Nợ xấu nội bảng các ngân hàng đang tăng nhanh

Nợ xấu của nhiều ngân hàng đang tăng nhanh và theo đánh giá chủ quan của tôi thì Quí 4 năm nay và đặc biệt là năm 2021 khi hết thời gian cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN thì nợ xấu của các ngân hàng sẽ còn tăng với tốc độ chóng mặt hơn nữa. Trong số 321.000 tỷ nợ được cơ cấu lại, bao nhiêu % sẽ chuyển sang nợ xấu sẽ là một kết quả rất khó đoán.

Tuy nhiên, bản thân là một nhà đầu tư cá nhân tôi cho rằng những ảnh hưởng của nợ xấu lên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ là không nhỏ trong năm tài chính 2021 và có thể kéo dài sang cả những năm sau.

Với quan điểm ngược chiều này, tôi đánh giá rằng hiện nay nhiều cổ phiếu ngân hàng đang được giao dịch ở mức giá rủi ro với các nhà đầu tư. Tôi không khuyến nghị mua bán các mã cổ phiếu cụ thể và lựa chọn của tôi lúc này là đầu tư vào các cổ phiếu khác với định giá hấp dẫn hơn và rủi ro thấp hơn các cổ phiếu ngân hàng.