Cổ phiếu Sacombank: Bạn đã xem kỹ nợ bán cho VAMC? Update 04/2024

Hơn chục năm qua, giá cổ phiếu Sacombank vẫn cứ lình xình chẳng khác nào số phận giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán. Là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn hơn cả Techcombank, VPBank nhưng vốn hóa của Sacombank lúc này chỉ tương đương với những ngân hàng nhỏ hơn như TPBank hay VIB. Việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư luôn khó khăn hơn nhiều việc lọc ra các cổ phiếu cần tránh đầu tư. Và cổ phiếu STB là một trong những mã cổ phiếu bạn cần cẩn thận cân nhắc, dù là thị giá cổ phiếu STB đang thấp hơn giá trị sổ sách khá nhiều.

Có nên mua cổ phiếu Sacombank?

Có nên mua cổ phiếu Sacombank?

Có nên mua cổ phiếu Sacombank?

Ngành ngân hàng là ngành đã được hưởng lời rất lớn trong thập kỷ qua nhờ chính sách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của chính phủ. Không chỉ là hưởng lợi rất lớn mà phải nói là ngành ngân hàng đã thăng hoa rực rỡ cho tới trước khi covid ập đến. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với tất cả các cổ phiếu mà trong trường hợp này là STB.

Một số thông tin về Sacombank

Ở thời điểm hiện tại, vốn hóa của Sacombank vào khoảng 19.000 tỷ. So với giá trị sổ sách là khoảng 27.000 tỷ thì nhà đầu tư mua cổ phiếu STB lúc này nhận được chiết khấu khoảng 30% so với giá trị sổ sách. Với rất nhiều ngành kinh tế khác thì giá trị sổ sách nhiều khi là một tiêu chuẩn định giá sai lầm nhưng với ngành ngân hàng thì giá trị sổ sách luôn là một trong những tiêu chí khởi đầu để xem cổ phiếu ngân hàng đó đắt hay rẻ. Nhưng ở trường hợp của cổ phiếu Sacombank thì còn có vấn đề khác quan trọng hơn rất nhiều đó là nợ xấu mà tôi sẽ phân tích thêm dưới đây.

Vốn hóa STB ở thời điểm hiện tại

Vốn hóa STB ở thời điểm hiện tại

Nguồn gốc nợ xấu của Sacombank

Vấn đề nợ xấu của Sacombank xuất hiện kể từ sau thương vụ sáp nhập với ngân hàng Phương Nam (Southern Bank). Thương vụ này nổi tiếng do Trầm Bê đứng ra dàn xếp và thâu tóm. Đoạn trích dưới đây từ báo Vietnamnet nói lên sự trầm trọng của vấn đề nợ xấu này:

Theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của SouthernBank tính tới ngày 30.6.2012 là 45,6%. Tới tháng 11.2013, con số này tăng lên 55,31% nhưng SouthernBank chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu tháng 12.2013 là 3,39%, do ngân hàng này không chuyển nợ xấu theo kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.”

Vậy là sau thương vụ sáp nhập này, Sacombank đã phải ôm khoản nợ xấu của ngân hàng Phương Nam. Và cũng từ thời điểm Trầm Bê nắm quyền điều hành ở Sacombank, ngân hàng Sacombank đã cho các công ty liên quan của Trầm Bê vay những số tiền vô cùng lớn. Đến thời điểm Trầm Bê bị bắt thì những khoản nợ từ các công ty liên quan này lại tiếp tục trở thành nợ xấu, là một gánh nặng vô cùng lớn cho Sacombank.

Nợ xấu ở VAMC của các ngân hàng

Nợ xấu ở VAMC của các ngân hàng (Nguồn: Cafef)

Với khối nợ xấu bán cho VAMC lên tới hơn 40.000 tỷ tính đến thời điểm cuối năm 2018, Sacombank trở thành quán quân trong ngành ngân hàng về nợ xấu. Số nợ xấu này đã vượt xa con số vốn chủ sở hữu của Sacombank. Và dĩ nhiên, dù nhiều khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo nhưng việc thanh lý tài sản đảm bảo có dễ dàng hay giá trị thực của tài sản đảm bảo đến đâu là một câu hỏi không dễ trả lời. Ví dụ như tài sản khủng dưới đây được Sacombank rao bán có mức giá rao bán là 5.026 tỷ đồng. Thử hỏi ở Việt Nam, có bao nhiêu cá nhân hay doanh nghiệp đủ sức mua những tài sản như thế này.

Tài sản Sacombank rao bán

Một trong số những tài sản Sacombank rao bán

Việc khó khăn trong rao bán tài sản đảm bảo chắc chắn sẽ khiến việc xử lý nợ xấu kéo dài. Và khi thời gian càng kéo dài thì chi phí cơ hội càng tăng nên do vốn của ngân hàng bị nằm yên trong tài sản đảm bảo mà không có khả năng sinh lời. Những tài sản hàng nghìn tỷ mà Sacombank hiện rao bán còn rất nhiều và có nhiều tài sản đã rao bán hàng năm kèm nhiều lần giảm giá nhưng vẫn chưa thể nào thanh lý được.

Nợ xấu có được cơ cấu lại?

Với những tài sản hàng trăm tỷ thậm chí là hàng nghìn tỷ như trên sau khi được Sacombank thông báo là đã “xử lý” vẫn không khiến những nhà đầu tư thông minh phải băn khoăn. Thứ nhất là những cá nhân, tổ chức nào đứng ra mua những tài sản đó? Và thứ hai là dàn xếp tài chính là gì? Sacombank thực thu tiền hay đơn giản chỉ thu được một khoản nhỏ còn cá nhân/ tổ chức mua tài sản thanh lý lại tiếp tục được nợ? Những thông tin này chắc chắn khiến những nhà đầu tư mua cổ phiếu STB phải băn khoăn và lo lắng.

Nỗi lo nợ xấu bán cho VAMC sẽ trở lại ngân hàng

Các khoản nợ xấu được bán cho VAMC thường có thời hạn là 5 năm. Trong thời hạn này, ngân hàng sẽ phải tích cực xử lý tài sản đảm bảo hoặc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Đến hết thời hạn của trái phiếu đặc biệt VAMC, ngân hàng sẽ nhận lại nợ và trả lại tiền cho VAMC. Chính vì vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu Sacombank chắc chắn phải cân nhắc tới vấn đề này bởi chỉ vài năm nữa thôi các khoản nợ xấu sẽ dần trở lại nội bảng của Sacombank. Việc trích lập dự phòng một phần cho những khoản nợ xấu này cũng có thể khiến Sacombank phải mất nhiều năm mới có thể xử lý xong.

Có nên đầu tư cổ phiếu Sacombank?

Warren Buffett từng nói: “Ngân hàng thường là ngành tạo ra lợi nhuận khá tốt cho tới khi họ làm những điều ngu ngốc khi cho vay” . Và Sacombank hẳn là một trường hợp điển hình với khối nợ xấu không biết khi nào mới giải quyết được. Vì vậy, việc chờ đợi cổ phiếu STB cất cánh hẳn sẽ là một ngày rất xa ngay cả với những nhà đầu tư dài hạn. Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhưng với những lo lắng về khối nợ xấu này của Sacombank, lựa chọn của tôi là “tránh” cho tới khi mọi vấn đề về nợ xấu trở nên sáng tỏ hơn trong tương lai.