Thuật ngữ ‘đảo nợ” hay còn gọi là đáo hạn được pháp luật quy định nhưng thường thì ít ai hiểu đúng nghĩa của nó. Cho dù cụm từ “đảo nợ” được nhắc đến rất nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên chưa có một quy định rõ ràng nào điều chỉnh về “đảo nợ”.
Ngành ngân hàng chỉ ngầm hiểu rằng, đảo nợ là cho vay nợ mới để trả nợ cũ. Khi có rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ.
Đảo nợ là gì?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công thì “đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ”.
Hiểu một cách đơn giản hơn, đảo nợ là giải ngân một hợp đồng vay mới để trả nợ cho hợp đồng vay cũ, sử dụng tiền của món vay mới để trả nợ cho món vay cũ.
Việc đảo nợ về mặt tích cực nó là hoạt động cần thiết của nghiệp vụ cho vay ngân hàng, giúp các bên (ngân hàng và khách hàng) cân đối và xử lý khoản vay phù hợp nhu cầu thực tế của khách.
Ví dụ về trường hợp đảo nợ
Ông Dũng là chủ một cơ sở kinh doanh xe máy tại Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 23/4/2019 ông Dương có vay ngân hàng Đông á 1 tỷ đồng để đầu tư.
Ngân hàng Đông á có làm cho ông hợp đồng vay vốn bổ sung vốn kinh doanh.
Thời hạn vay là 12 tháng tính từ ngày 23/4/2019 đến ngày 23/4/2020 ông Dương phải thanh toán số tiền trên cho ngân hàng. Thế nhưng do công việc làm ăn không thuận lợi do ảnh hưởng của covid-19, cộng với lãi suất tăng lên, khiến cho tiền lời lãi cứ thế mà đóng cho Ngân Hàng.
Công việc trì trệ, gần đến ngày ông Dũng không có đủ số tiền và ông thông báo với nhân viên ngân hàng điều này. Phía ngân hàng thấy ông Dũng có thiện chí trả nợ, và ông cũng là khách hàng trả lãi tốt không thiếu 1 ngày nào nên đã làm lại hồ sơ cho ông Dương vay lại số tiền đúng 1 tỷ.
Ví dụ nói trên là đảo nợ trong ngân hàng (đảo nợ), người ta hay gọi là đáo hạn ngân hàng.
Hiện nay, có rất nhiều lý do để ngân hàng đảo nợ cho khách hàng của mình, chẳng hạn như ngân hàng không muốn tăng nợ xấu, tăng ngân sách trích lập dự phòng rủi ro, vốn khả dụng giảm dẫn tới cho vay giảm, từ đó khiến lợi nhuận cũng giảm theo.
Ngoài ra, có thể ngân hàng muốn cho khách vay nợ mới để trả nợ cũ, mục đích là chuyển dư nợ của khách hàng về ngân hàng mình hoặc cũng có thể cho khách hàng vay nhằm che giấu nợ xấu của khách hàng.
Doanh nghiệp vay nợ của ngân hàng nhưng không trả được nợ đúng hạn sẽ bị xếp hạng mức tín dụng. Khiến cho ngân hàng và khách hàng tăng nhóm nợ, ảnh hưởng không tốt đến uy tín khi muốn vay ở ngân hàng khác.
Trên thực tế, nhân viên ngân hàng sẽ linh động bàn với khách hàng biến những món nợ cũ thành nợ mới bằng cách vay ngoài trả cho ngân hàng, cuối cùng vay ngân hàng để trả nợ vay bên ngoài.
Pháp thuật quy định như thế nào về đảo nợ?
Hiện nay, hành lang pháp lý của nước ta vẫn chưa quy định chặc chẽ về cụm từ “đảo nợ”, đảo nợ được phép làm hay không? Các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì vẫn thực hiện cho vay đảo nợ nhưng thực hiện một cách thận trọng để tránh quy vào tội đảo nợ nhằm che giấu nợ xấu, vi phạm hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tại một số công văn.
Tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tiền tệ và ngân hàng không có quy định về xử phạt hành vi đảo nợ, những không có nghĩa là được phép bất chấp đảo nợ, đảo nợ để che dấu nợ xấu cho khách rồi mất luôn khả năng trả nợ.
Điều đáng chú ý hơn, “đảo nợ” được pháp luật ghi nhận ngầm tại Khoản 5, Khoản 6, Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đính chính bởi Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017), cụ thể:
Pháp luật nghiêm cấm tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay, tuy nhiên trừ trường hợp: Cho khách hàng vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Quy định này có thể hiểu rằng, ngân hàng không được đảo nợ, nhưng muốn đảo nợ thì phải cho khách vay nhằm mục đích để thanh toán tiền vay trong quá trình thi công, chứ không phải vay vì mục đích thanh toán các khoản chi phí khác. Đồng thời, luật bắt buộc các tổ chức tín dụng phải có nhân viên tín dụng am hiểu pháp luật trong lĩnh vực này, để xác định được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.
Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cấm tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
- Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
- Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Từ các quy định trên, có thể khẳng định là pháp luật vẫn cho phép ngân hàng được đảo nợ cho khách hàng, tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện đúng quy định hiện hành để tránh “dính” đến nợ xấu.