Đầu tư 1 tỷ vào chứng khoán – Làm sao để phân bổ hợp lý? Update 11/2024

Khi có ý định đầu tư 1 tỷ vào chứng khoán chắc chắn mọi người phải cân nhắc rất nhiều, vì đây là số tiền khá lớn, đặc biệt với những người tích cóp lâu dài mới có được. Vậy nên, nếu muốn dùng 1 tỷ để đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần có kế hoạch rõ ràng và phân bổ tiền hợp lý.

Cách phân bổ 1 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán

Với 1 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư không nên “bỏ hết trứng vào cùng 1 giỏ”. Cần chia ra 2 trường hợp như sau:

  • Nhà đầu tư đã có 1 khoản tiền tiết kiệm riêng, ít nhất khoảng 200 triệu thì có thể dành hoàn toàn 1 tỷ cho đầu tư chứng khoán.
  • Trường hợp nhà đầu tư chưa có tiền tiết kiệm, cần dành 200 triệu trong số 1 tỷ để tiết kiệm, phòng ngừa rủi ro trong cuộc sống, còn lại dành 800 triệu để đầu tư chứng khoán.

Dành 1 tỷ đồng đầu tư chứng khoán

Dành 1 tỷ đồng đầu tư chứng khoán

Ở đây, chúng ta sẽ tính trường hợp NĐT đã có khoản tiết kiệm và dành toàn bộ 1 tỷ để đầu tư chứng khoán:

Dành 50 triệu đầu tiên để học kiến thức đầu tư, hợp tác với các chuyên gia chứng khoán có kinh nghiệm

Với những người mà hiểu biết đối với chứng khoán chỉ là số 0 tròn trĩnh, việc cầm ngay 1 số tiền lớn đi đầu tư là hoàn toàn không thể. NĐT cần học kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu, trước hết là lý thuyết, sau đó là thực hành với số tiền nhỏ dần dần để làm quen với thị trường. Bên cạnh đó, NĐT cần tìm một công ty chứng khoán chuyên nghiệp, uy tín và tìm kiếm đối tác là chuyên gia chứng khoán có kinh nghiệm để nhận tư vấn, định hướng chiến lược đầu tư, giải đáp những thắc mắc về thị trường. Với 50 triệu, bạn sẽ:

  • Mua sách chứng khoán
  • Tham gia các khóa học chứng khoán cơ bản và chuyên sâu
  • Trả chi phí cho công ty chứng khoán và chuyên gia
  • Đầu tư thử nghiệm với số tiền nhỏ để biết cách đọc chỉ số, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, xem thị trường vận hành như thế nào, nắm bắt thời điểm Mua/Bán chứng khoán dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia,…

950 triệu dành cho việc xây dựng và đầu tư vào Danh mục chứng khoán

Danh mục chứng khoán ở đây bao gồm: Cổ phiếu, Trái phiếu và Chứng chỉ Quỹ.

  • Trái phiếu

Trái phiếu là công cụ nợ dài hạn do Chính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành. Khi bạn mua Trái phiếu nghĩa là bạn đang cho nhà phát hành vay tiền. Trái phiếu bản chất giống với gửi tiết kiệm nhưng biết trường lãi suất cố định, và thường lãi suất cố định này cao hơn so với lãi ngân hàng.

Trung bình lãi suất Trái phiếu dao động từ 7 – 13%/năm trong khoản từ 2 – 10 năm. Hình thức mua Trái phiếu được hưởng lãi suất thấp hơn so với Cổ phiếu nhưng đồng thời, tính rủi ro cũng thấp hơn. Hơn nữa, việc chi trả Trái phiếu của doanh nghiệp không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, nếu doanh nghiệp chẳng may phá sản hay thua lỗ vẫn ưu tiên chi trả Trái phiếu trước Cổ phiếu.

Chính vì vậy, NĐT nên dành khoản 40% quỹ đầu tư, tương đương với 380 triệu để mua Trái phiếu của Chính phủ và những doanh nghiệp uy tín, an toàn sẽ vừa có lãi suất tốt, vừa hạn chế được rủi ro.

  • Chứng chỉ Quỹ

Chứng chỉ Quỹ là 1 loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu 1 phần góp vốn trong Quỹ đại chúng của NĐT. Ở đây, Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn đóng góp của nhiều NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.

Đây là kênh đầu tư có lợi nhuận tốt và hạn chế rủi ro vì bạn không cần trực tiếp giao dịch Cổ phiếu hay Trái phiếu, các công ty quản lý Quỹ sẽ thuê các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực chứng khoán cầm tiền của bạn đi đầu tư trên thị trường. Họ sẽ đầu tư danh mục đa dạng nhiều ngành nghề, nhiều công ty nên sẽ có rủi ro thấp hơn.

Tuy nhiên, khi đầu tư Chứng chỉ Quỹ, NĐT sẽ phải trả phí quản lý Quỹ, không được tham gia đầu tư (đây là vấn đề của các chuyên gia). NĐT cần lựa chọn những công ty quản lý Quỹ uy tín, chuyên nghiệp và có tiềm lực.

So với Cổ phiếu, đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và ổn định hơn, chính vì vậy, NĐT nên dành 40%, tương đương khoản 380 triệu để tham gia kênh này.

  • Cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. Khi NĐT sở hữu Cổ phiếu, nghĩa là họ đã nắm giữ 1 phần của công ty đó và được hưởng cổ tức sau 1 thời gian quy định. Bên cạnh đó, NĐT có thể sinh lời thêm bằng cách Mua/Bán cổ phiếu trên sàn để hưởng chênh lệch giá.

Hiện nay, đầu tư Cổ phiếu là kênh rủi ro cao nhất, vì thị trường có biến động không ngừng và dù là những tay chơi chứng khoán sành sỏi, dày dặn kinh nghiệm cũng không phải lúc nào cũng thành công. Đi kèm với rủi ro cao thì lợi nhuận do kênh này đem lại cũng rất lớn, trung bình lãi từ 20 – 30% mỗi năm nên thu hút rất nhiều NĐT tham gia.

Chính vì vậy, tỷ trọng đầu tư cổ phiếu bán đầu trong quỹ 950 triệu của NĐT chỉ nên khoảng 20%, tương đương 190 triệu. Đồng thời cũng nên đầu tư từ từ chứ không vào 1 lần.

NĐT cần xác định chiến lược đầu tư của mình là dài hạn, ngắn hạn hoặc theo cả 2:

  • Với chiến lược dài hạn, NĐT nên dành 1 phần để đầu tư những mã cổ phiếu của các công ty lớn, tài chính và tăng trưởng ổn định như rổ cổ phiếu Bluechip VN30 . Bên cạnh đó, cũng nên dành 1 phần để đầu tư vào những mã cổ phiếu giá thấp nhưng có xu hướng tăng trưởng nhanh.

Đừng bỏ lỡ: Top 7 mã cổ phiếu dài hạn tiềm năng trên thị trường hiện nay

  • Với chiến lược ngắn hạn (lướt sóng), phù hợp với những người NĐT nhiều kinh nghiệm với thị trường, biết cách đọc vị nhanh chóng, sẽ thường đầu tư theo xu hướng, vào những mã đang trend và bán ra nhanh chóng khi có lợi nhuận chênh lệch giá. Kênh này cũng rủi ro hơn so với đầu tư dài hạn.

Trên đây là gợi ý cách phân bổ đầu tư 1 tỷ vào chứng khoán. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng 1 số tiền lớn tham gia đầu tư chứng khoán, NĐT cần học kiến thức cơ bản và tìm đến sự tư vấn của chuyên gia để có chiến lược hiệu quả và an toàn.