Điều kiện và thủ tục đăng ký dịch vụ bảo quản tài sản Sacombank như thế nào? Update 11/2024

Bảo quản tài sản Sacombank là gì?

Hiện nay Sacombank đang có dịch vụ Bảo quản tài sản dành cho khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàng. Đây là dịch vụ giữ hộ, theo đó, Sacombank đóng vai trò như một tổ chức, giữ hộ, bảo quản tài sản cho khách hàng, có thu phí bảo quản tài sản của khách hàng theo yêu cầu và được quy định trong Hợp đồng bảo quản tài sản thỏa thuận giữa hai bên ngân hàng và khách hàng.

Những loại tài sản nào có thể bảo quản tại Sacombank?

Sacombank nhận bảo quản những tài sản sau:

  • Tài sản quý: vàng, bạc, bạch kim, kim loại quý, kim cương, ruby, đá quý khá, đồ trang sức và tài sản quý khác là vật không tiêu hao.
  • Giấy tờ có giá: trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
  • Tài liệu quan trọng: Tài liệu quan trọng phát sinh các quyền và nghĩa vụ về tài sản như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, di chúc, tài liệu quan trọng phát sinh các quyền và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Tài liệu quan trọng khác: văn bằng, chứng chỉ, giấy kết hôn và tài liệu quan trọng khác.

Bạn có thể tin tưởng giao những tài sản quý của mình bảo quản tại ngân hàng

Xem ngay: Điều kiện và thủ tục làm thẻ tín dụng Sacombank để có thể sử dụng toàn vẹn nhất các dịch vụ của Sacombank.

Sacombank không nhận bảo quản đối với các loại tài sản như:

  • Không phải là tài sản, giấy tờ, tài liệu được quy định tại phần trên.
  • Tài sản, giấy tờ, tài liệu mà luật pháp cấm tàng trữ, mua bán, lưu hành, hạn chế lưu thông.

Những lợi ích từ việc bảo quản tài sản tại Sacombank

Khi gửi tài sản bảo quản tại Sacombank, quý khách hàng sẽ nhận được:

  • Sacombank là nơi cất giữ tài sản nơi an toàn và bảo mật tuyệt đối, có thể phòng ngừa các rủi ro bất khả kháng như hỏa hoạn, mất trộm, thất lạc…
  • Tiết kiệm không gian và chi phí mua sắm thiết bị cất giữ tài sản, giấy tờ…
  • Thủ tục đơn giản, chi phí bảo quản tài sản hợp lý.
  • Được kiểm tra lại giấy tờ có giá và giấy tờ có giá trị khi có nhu cầu và chấm dứt việc bảo quản tài sản bất cứ khi nào khách hàng muốn trong ngày làm việc của Sacombank.
  • Sacombank sẽ chịu trách nhiệm bồi thường và chịu hoàn toàn các chi phí liên quan đến việc cấp lại giấy tờ, văn bản, tài liệu khi xảy ra rủi ro trong thời gian bảo quản.
  • Đối với các tài sản bảo quản như vàng, bạc, bạch kim, đá quý, các vật gia bảo, giấy tờ có giá, tài liệu quan trọng … được ngân hàng cất giữ an toàn và bảo mật tuyệt đối tại kho tiền đạt tiêu chuẩn Ngân hàng nhà nước.
  • Được Sacombank cam kết giữ bí mật các thông tin về khách hàng, các thông tin liên quan đến việc bảo quản tài sản quý, giấy tờ có giá trị.
  • Được ủy quyền cho người khác giao dịch với Sacombank khi có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Được chấm dứt hợp đồng bảo quản tài sản trước thời hạn.

Dịch vụ vay tín chấp ngân hàng thủ tục nhanh chóng, đơn giản

Các điều kiện đối với tài sản bảo quản tại Sacombank

  • Đối với tài sản quý: phải thực hiện kiểm định, kiểm tra tài sản từ phía ngân hàng (thử, cân, đo, soi, đếm…) để xác định số lượng, khối lượng, chất lượng và giá trị của tài sản quý. Nếu sản phẩm bảo quản là vàng miếng do ngân hàng bán ra hoặc thuê đơn vị chuyên trách có chức năng kiểm định kim khí quý, đá quý thực hiện.
  • Đối với giấy tờ có giá và tài liệu quan trọng: ngân hàng phải kiểm tra, kiểm đếm để xác định đặc điểm quy cách, số lượng, tình trạng, giá trị/ mệnh giá từng loại giấy tờ có giá và tài liệu quan trọng.

Thủ tục đăng ký bảo quản tài sản tại Sacombank

Đối với cá nhân phải là người Việt Nam:

  • Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu còn hiệu lực (đối với khách hàng cá nhân).
  • Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư (bản sao). Tài liệu chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật (quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật/ Điều lệ của Tổ chức) đối với khách hàng tổ chức.
  • Hợp đồng bảo quản tài sản theo mẫu của ngân hàng (đính kèm)
  • Riêng đối với Tài sản quý phải có Giấy xác nhận kiểm định tài sản quý do đơn vị chuyên trách có chức năng kiểm định kim khí quý, đá quý (vàng bạc, đá quý …).

Cá nhân người nước ngoài cư trú và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam:

  • Thẻ thường trú/Thẻ tạm trú, thị thực nhập cảnh còn hiệu lực (bản sao).
  • Cùng với các giấy tờ thủ tục tương tự như đối với cá nhân là người Việt Nam.

Phí bảo quản tài sản Sacombank

Phí bảo quản tài sản Sacombank được quy định như nào?

Xem ngay: Cách kiểm tra số dư khả dụng Sacombank đơn giản và chính xác nhất để ngay tại nhà cũng có thể dễ dàng biết được số tiền mà bạn đang có trong tài khoản là bao nhiêu?

Phí bảo quản tài sản tại Ngân hàng Sacombank sẽ được thu tròn theo tháng, cụ thể:

Các loại phí Mức phí
Phí bảo quản tài sản đối với các loại tài liệu quan trọng.

Dưới  20g: 50.000đ/tháng
Từ 20g – dưới 50g: 80.000đ/tháng
Từ 50g – dưới 100g: 120.000đ/tháng
Từ 100g – dưới 200g: 200.000đ/tháng
Từ 200g – dưới 1.000g: 500.000đ/tháng
Trên 1kg: Theo thỏa thuận, tối thiểu 500.000đ/tháng

Phí bảo quản vàng 4.000đ/chỉ/tháng, tối thiểu 50.000đ/tháng
Giao dịch phát sinh (kiểm tra, rút/ bổ sung tài liệu, vàng giữ hộ…) quá số lần quy định theo từng thời kỳ. 40.000đ/lần

Thời gian bảo quản tài sản tại Sacombank

Thời gian bảo quản tài sản theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng nhưng thời gian bảo quản sẽ tối đa không quá 03 năm. Sau thời gian tối đa của Hợp đồng, khách hàng có thể tiếp tục thời gian bảo quản tài sản bằng hình thức tái ký hợp đồng mới. Hoặc khách hàng có thể chấm dứt bảo quản tài sản trước thời hạn quy định của hợp đồng.

Bạn đang có rất nhiều giấy tờ có giá trị và các văn bản, tài liệu quan trọng đang được bảo quản tại nhà. Và cảm thấy không yên tâm khi bảo quản các giấy tờ này. Thì lựa chọn bảo quản tài sản tại Sacombank sẽ giúp bạn giữ các loại giấy tờ này một cách an toàn và đó là lựa chọn thông minh cho bạn và gia đình.