DNS Server là gì? tìm hiểu về DNS và tầm quan trọng trong việc kết nối mạng và duyệt web Update 05/2024

Với những ai đã sử dụng internet, thì cũng đã từng nghe đến dịch vụ DNS. Vậy DNS là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết hơn về DNS là gì? Tầm quan trọng của DNS trong việc kết nối mạng cùng một số thông tin quan trọng khác.

Khái niệm DNS Server

DNS được viết tắt của cụm từ Domain Name System, nghĩa là hệ thống phân giải tên miền.

DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà người dùng đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại. Thao tác này của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.

Các loại DNS Server và vai trò của nó

DNS la gi DNS Server là gì? tìm hiểu về DNS và tầm quan trọng trong việc kết nối mạng và duyệt web

Trên thực tế, có tổng cộng khoảng 4 loại DNS Server tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, bao gồm:

Root Name Servers

Loại DNS Server này còn được gọi là Name Server. Đây là một trong bốn Server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Root Name Server được hiểu đơn giản là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.

Khi làm việc theo quy trình, khi đã nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, thì Root Name Servers sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers ( TLD Name Servers ) cụ thể nào đó.

DNS Recursor

DNS Recursor đảm nhận nhiệm vụ liên lạc với các Server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Trong quá trình thu thập thông tin, đôi khi DNS Recursor cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.

TLD Nameserver

Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường thì phần mở rộng của bạn sẽ là “.com” đúng không? TLD Nameserver chính là một trong các Top-level Domain. Server cho loại Top-level domain này hay còn gọi là TLD Nameserver. Đây là một nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.

Theo thứ tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver. Tiếp theo sẽ giới thiệu nó cho một Authoritative DNS Server (nơi chứa chính thức nguồn dữ liệu của tên miền đó).

Authoritative Nameserver

Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver, đó là lúc mà việc phân giải tên miền diễn ra.

Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục những bản ghi của nó.

Cơ chế hoạt động của DNS như thế nào?

dns DNS Server là gì? tìm hiểu về DNS và tầm quan trọng trong việc kết nối mạng và duyệt web

DNS giống như một chức năng danh bạ điện thoại. Thay vì bạn phải mất công nhớ số điện thoại từng người thì bạn chỉ cần nhớ tên của số điện thoại đó là được. Như vậy, số điện thoại chính là địa chỉ IP vừa, còn tên chủ nhân chính là Domain của Website.

Domain bao gồm một cây tên miền, được chia đều thành các vùng. Một vùng của DNS sẽ bao gồm các kết nối được lưu trữ trên máy chủ. Tiếp đó, máy chủ sẽ có giữ trách nhiệm là xuất các ánh xạ sang địa chỉ IP. Mỗi một Domain sẽ đều được kết thúc bằng một tên miền cao cấp có đuôi như .com.

Chính vì vậy, bạn phải đăng ký thẩm quyền một Domain để giống với các Domain khác. Hệ thống phân giải tên miền được đảm nhận vai trò có thể gán tên miền tới các địa chỉ IP khác.

Nguyên tắc làm việc của DNS là gì?

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có hệ thống DNS Server riêng. Tức là mỗi khi trình duyệt web yêu cầu các địa chỉ IP thì các DNS Server của chính nhà cung cấp đấy thực hiện nhiệm vụ phân giải tên miền này mà không phải thông qua nhà cung cấp nào khác.

INTERNIC: Được viết tắt bởi Internet Network Information Center, chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS Server tương ứng.

INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi National Science Foundation (NSF), AT&T và Network Solution sẽ chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet.

INTERNIC không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ mà chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS Server trên internet.

DNS có chức năng tra vấn các DNS Server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS Server của mỗi tên miền sẽ có hai công việc khác biệt.

Cách kết nối DNS

Kết nối DNS sẽ giúp máy chủ của bạn tăng tốc truy cập Internet và có được những trải nghiệm Internet tốt hơn. Để có thể kết nối DNS trên Windows 7, Windows 8/8.1 và Windows 10 hiệu quả và miễn phí. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện theo các bước:

Bước 1: Vào Control Panel > Network and Sharing Center hoặc nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng trên khay hệ thống, chọn Open Network and Sharing Center.

word image 2 DNS Server là gì? tìm hiểu về DNS và tầm quan trọng trong việc kết nối mạng và duyệt web

Bước 2: Nhấp chuột vào mục Change Adapter settings bên tay trái.

Bước 3: Chọn kết nối internet hiện đang dùng, nhấp chuột phải vào Properties.

Bước 4: Nhấp chuột vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Properties > General > Use the following DNS server addresses:

  • Preferred DNS server: 208.67.222.222
  • Alternate DNS server: 208.67.220.220

Nhấn OK để hoàn thành việc chọn địa chỉ máy chủ DNS nhằm tăng tốc internet.

Bước 5: Thực hiện cấu hình IPv6, trong cửa sổ Ethernet 2 Properties, chọn Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6) > Properties > General > Use the following DNS server addresses:

  • Preferred DNS server: 2620:0:ccc::2
  • Alternate DNS server: 2620:0:ccd::2

Nhấn OK để lưu thay đổi.

Bước 6: Lưu tất cả các thiết lập. Tất nhiên bạn đang sử dụng một DNS với khả năng lướt web nhanh hơn. Nhờ kết nối DNS mà tốc độ internet đã được cải thiện rất nhiều.

Lưu ý:. Khi truy cập vào các trang web, hầu hết người dùng sẽ thấy những thông báo hiển thị lỗi như: This webpage is not available hoặc Unable to resolve the server’s DNS address. Để giải quyết lỗi DNS gây mất mạng thường gặp, có cách làm sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) Properties.

Bước 2: Ngay ở mục phía dưới, các bạn sẽ thấy mục Use the following DNS server address hiện ra. Tại đây, bạn hãy đặt giá trị cho hai mục Preferred DNS server và Alternate DNS server lần lượt là: 8.8.8.8/8.8.4.4. Đây là hệ thống DNS được sử dụng rãi của Google có lượng truy cập nhất gần như nhiều nhất hiện nay.

Bước 3: Trường hợp sau khi đổi DNS của Google nhưng vẫn lỗi mạng, bạn hãy nhấn về mục Obtain DNS server address để máy tính tự cấu hình DNS và thử lại.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc DNS là gì cũng như giới thiệu về các loại DNS Server và vai trò của nó, cách thức hoạt động, nguyên tắc làm việc và cách kết nối DNS hiệu quả nhất. Hi vọng rằng, những thông tin này sẽ có ích với bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu cảm thấy nó có ích bạn nhé!