Chúng ta thường nghe nhiều về lạm phát, báo cáo tình trạng lạm phát, cần kiểm soát lạm phát. Song, ít ai biết được giảm phát là gì? Chúng cũng là tình trạng nhức nhối, là “một con quỷ cần phải được triệt tiêu dứt điểm”.
Bài viết hôm nay, mời bạn tham khảo những thông tin sau để hiểu thêm về 1 tình trạng khác của nền kinh tế. Chúng không quá quen thuộc như lạm phát, nhưng, chúng ta vẫn cần tránh lơ là, chủ quan. Theo dõi ngay nào!
Định nghĩa giảm phát là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản nhất, thì giảm phát là tình trạng các mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Nhiều người còn gọi giảm phát là lạm phát nhưng với tỷ lệ mang giá trị âm. Cụ thể, thay vì giá hàng hóa bạn thường mua có xu hướng tăng lên thì bây giờ chúng có dấu hiệu giảm xuống.
Theo đó, với cùng một mức tiền bạn có thể mua nhiều hơn lượng hàng hóa mà bạn vẫn thường mua. Một điều cần lưu ý nữa là, giảm phát khác hẳn với định nghĩa giảm lạm phát.
Cùng với tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống, giá trị của đồng tiền cũng tăng lên. Lúc này, một đồng nội tệ của bạn có thể mua nhiều hơn những ngoại tệ giá trị khác.
Chẳng hạn ví dụ như: 24.000 tiền Việt Nam, bạn có thể mua 1 USD. Nhưng khi có giảm phát, bạn chỉ cần 20.000đ đã có thể mua được 1 USD, ít hơn hẳn 4.000đ tiền Việt.
Nguyên nhân của giảm phát do đâu?
Chắc hẳn, bạn cũng đang thắc mắc nguyên nhân của giảm phát là gì? Giảm phát có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân đa dạng, khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại chúng đều bắt nguồn từ sự thay đổi cung cầu trong nền kinh tế của 1 quốc gia.
Theo thuyết kinh tế học, giá cả của tất cả các loại hàng hóa đều được lý giải theo cung và cầu của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa rằng, nếu cầu về một loại hàng hóa giảm đi thì giá cũng sẽ giảm theo đó.
Bên cạnh đó, sự thay đổi về cung và cầu của đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập giá cả của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
Mặc dù có rất nhiều lý do dẫn tới giảm phát, nhưng đa phần chúng rơi vào một số lý do phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:
- Sự thay đổi cấu trúc của thị trường vốn: Cụ thể là việc các công ty có hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau sẽ cố gắng để có được sản phẩm với mức giá thấp nhất. Lúc này, cấu trúc thị trường sẽ có sự thay đổi, chúng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp làm điều này. Đặc biệt là với một thị trường vốn cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các khoản vay như lãi suất thấp, chính sách của ngân hàng, thái độ của nhà đầu tư với rủi ro. Chúng giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn đầu tư vào cơ sở vật chất, làm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Kéo theo đó, đương nhiên là giá cả của hàng hóa sẽ giảm xuống và đồng thời nguồn cung tăng lên tạo ra áp lực giảm phát lên nền kinh tế.
- Năng suất tăng lên: Với những giải pháp tiến bộ giúp cho doanh nghiệp tạo ra hàng hóa một cách rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn đến người tiêu dùng. Thì, chúng có thể ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp nhất định, đồng thời cũng tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Và khi đó, giảm phát xảy đến là điều tất yếu.
- Nguồn cung tiền bị giảm đi: Đây là nguyên nhân khiến giá trị của đồng tiền dựa trên thước đo hàng hóa sẽ tăng lên. Cung tiền giảm xảy ra khi có các hoạt động của ngân hàng trung ương như: bán trái phiếu chính phủ, thay đổi chính sách về thị trường vốn.
- Giảm phát xuất phát từ chính sách “thắt lưng buộc bụng”: Chính sách này xảy đến khi nền kinh tế đón nhận đợt suy thoái nào đó. Có nghĩa là, khi đó chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu công và chúng dẫn đến việc suy giảm tổng cầu, từ đó giả cả hàng hóa sẽ giảm theo và tạo ra tình trạng giảm phát.
Giảm phát có lợi hay có hại?
Nếu trong bài viết này, bạn chỉ đọc đến phần giảm phát là gì và nghĩ rằng giá hàng hóa giảm xuống sẽ làm nền kinh tế có lợi, bạn sẽ mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ bèo là một sai lầm.
Bởi, thực tế không phải như vậy, chúng ta có rất nhiều lý do để nhận định giảm phát là “con quỷ dữ” của nền kinh tế. Cụ thể, bạn có thể theo dõi phần tác động của giảm phát phía sau đây.
Tác động của giảm phát là gì?
Tác động của giảm phát là gì? Thực tế, chúng sẽ khiến thay đổi nhiều hành vi của nền kinh tế đất nước hơn. Cụ thể:
Đối với các doanh nghiệp: Khi có giảm phát xảy ra, giá cả hàng hóa giảm, các doanh nghiệp sẽ bị giảm doanh thu. Và khi tình trạng giảm doanh thu kéo dài, các doanh nghiệp này nhiều khả năng phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự. Cuối cùng, chúng khiến cho nguồn thu thập của người lao động giảm và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Giảm phát đối với thị trường tài chính: Chúng khiến giá trị của đồng tiền ngày càng gia tăng lên. Và, lúc này, người dân có xu hướng giữ lại tiền mặt hơn là chi tiêu khiến cho dòng chảy tiền tệ bị ứ đọng. Việc đó dẫn tới cung nội tệ giảm, các doanh nghiệp sẽ không vay được nhiều vốn để đầu tư, làm ăn, sản xuất. Kéo theo đó, họ sẽ cân nhắc lại việc đầu tư vì giá trị của khoản vay ngày càng gia tăng.
Đối với nền kinh tế quốc gia bị giảm phát: Nền kinh tế sẽ không được kiểm soát kịp thời và tạo ra vòng xoáy phá hủy toàn bộ nền kinh tế.
Đồng nội tệ tăng giá, người dân giảm chi tiêu tăng tích trữ tiền mặt, hàng hóa giảm giá, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, giảm lợi nhuận, thu hẹp sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động. Nền kinh tế vì vậy trở nên trì trệ, suy thoái trầm trọng.
Cách khắc phục giảm phát là gì?
Thực tế, việc bạn biết được giảm phát là gì vẫn chưa đủ, nó còn là 1 khía cạnh thuộc về kinh tế vĩ mô. Vì thế, để khắc phục giảm phát, chính sách của chính phủ đóng vai trò quyết định hàng đầu và quan trọng nhất.
Họ buộc phải làm sao để tăng tổng cầu hoặc giảm tổng cung. Dưới đây là một số chính sách cụ thể, nổi bật.
- Nhà nước tiến hành tăng cung tiền bằng cách in thêm tiền mặt đưa vào nền kinh tế. Từ đó, giá trị của nội tệ sẽ làm xuống và cải thiện tình trạng giảm phát hiệu quả.
- Chính phủ ban hành giảm thuế thu nhập để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, cũng như của những người lao động trong thời điểm khó khăn.
- Ban bố ngân hàng điều chỉnh, tăng lãi suất giúp kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Cách này có thể khiến các doanh nghiệp có khả năng xoay trở, tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy hoạt động sản xuất của mình.
Kết luận
Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu hết về vấn đề giảm phát là gì, hy vọng rằng, bài viết này mang lại cho quý bạn đọc những điều hữu ích cũng như giúp bạn có thêm những cập nhật thông tin mới nhất từ thị trường kinh tế thế giới và Việt Nam.Chắc hẳn, bạn nghe có vẻ rất dễ dàng và đơn giản để cải thiện tình hình kinh tế khi có dấu hiệu giảm phát.
Tuy nhiên, chúng là cả 1 quá trình dài đầy cam go và khó khăn cho các cơ quan chức năng, chính quyền Nhà nước. Do đó, chúng ta cần chung tay xây dựng vì một đất nước phát triển, không lạm phát lẫn giảm phát, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới tốt hơn, xã hội mới văn minh và đi lên hơn.
Xem thêm: