Giám sát kinh doanh là gì?
Giám sát kinh doanh, còn được gọi là Sales Supervisor là người có nhiệm vụ lên kế hoạch, giám sát các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý. Giám sát kinh doanh có trách nhiệm đảm bảo chỉ tiêu doanh số, độ phủ của sản phẩm/dịch vụ trong phạm vi mình quản lý qua nhân viên kinh doanh, nhân viên tiếp thị…
Giám sát kinh doanh là một vị trí trong bộ phận kinh doanh. Nếu phạm vi mở rộng thị trường nhỏ thì vị trí này thường được kiêm nhiệm bởi trưởng phòng/phó phòng kinh doanh. Còn trong trường hợp phạm vi mở rộng thị trường rộng hơn thì cần nhiều giám sát kinh doanh hơn để nắm bắt tốt tình hình công việc.
Vị trí giám sát kinh doanh rất quan trọng
Vai trò của người giám sát kinh doanh
Giám sát kinh doanh có tầm quan trọng lớn trong bộ phận kinh doanh, được coi như “át chủ bài” của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn.
Thị trường kinh doanh luôn có những cạnh tranh khốc liệt từ nhiều công ty với nhau. Nếu muốn nâng tầm và tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp thì cần phải đẩy mạnh Marketing để tăng độ nhận diện. Mục đích chính của các hoạt động Marketing cũng chỉ là thu hút khách hàng và nhận diện thương hiệu.
Nếu muốn các hoạt động Marketing diễn ra thuận lợi thì rất cần giám sát kinh doanh vì họ là những người am hiểu thị trường, tâm lý khách hàng nên sẽ tận dụng được điểm mạnh của doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch đề ra.
Vì thế, có thể thấy đây là vị trí không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Những ai có năng lực cao ở vị trí này sẽ làm gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày một phát triển bền vững hơn.
Nhiệm vụ của người giám sát kinh doanh
Một giám sát kinh doanh sẽ đảm đương những nhiệm vụ cụ thể sau trong doanh nghiệp:
- Nghiên cứu thị trường: Họ cần nghiên cứu thị trường trong giới hạn mà mình quản lý như sức mua của người tiêu dùng, mật độ dân số, cơ sở hạ tầng, đối tượng khách hàng hướng tới, đối thủ cạnh tranh…
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh: Sau khi hoàn thành nghiên cứu thị trường, giám sát kinh doanh cần lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết, ví dụ: Số điểm bán hàng cho chiến dịch là bao nhiêu, triển khai trong bao lâu, số nhân viên cần tuyển, tiến độ thực hiện công việc…. rồi trình lên doanh nghiệp cho ý kiến và thông qua.
- Đào tạo nhân viên: Thường xuyên có kế hoạch và trực tiếp đào tạo nhân viên nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn doanh nghiệp đưa ra. Họ cũng là người truyền đạt ý tưởng và công việc cần thực hiện cho nhân viên.
- Tạo lập mối quan hệ với khách hàng: Khi thị trường đã mở rộng hơn và có lượng khách hàng khá ổn định thì giám sát kinh doanh lại có nhiệm vụ tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, chủ động giải đáp những thắc mắc của họ. Từ đó gia tăng lượng khách hàng trung thành.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo doanh số: Là thành phần chính chịu trách nhiệm về doanh số trên địa bàn mình quản lý nên giám sát kinh doanh cũng hết sức áp lực. Họ cần đưa ra chiến lược tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.
- Đảm bảo lượng hàng tồn kho: Người giám sát kinh doanh phải nắm được chính xác lượng hàng tồn kho, các sản phẩm trưng bày để doanh nghiệp bàn giao đầy đủ hàng hoá và đúng giá trị cho các đơn đặt hàng.
- Giám sát nhân viên: Người quản lý phải nắm được nhân viên của mình đang làm gì, kết quả ra sao, có kế hoạch phát triển nhân sự đi đúng hướng với sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Kỹ năng người giám sát kinh doanh cần có
Để trở thành một người giám sát kinh doanh giỏi cần có những kỹ năng sau đây:
- Có kiến thức chuyên sâu về thị trường kinh doanh tài chính và những lĩnh vực khác.
- Luôn hiểu tường tận về công việc của mình.
- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt.
- Có sức khoẻ và chịu được áp lực lớn trong công việc.
- Trình độ công nghệ thông tin và tin học văn phòng thành thạo.
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp giám sát kinh doanh
Trung bình mức lương cứng của 1 giám sát kinh doanh dao động trong khoảng từ 7 – 18 triệu vnđ/tháng. Tuỳ vào nhiệm vụ, trách nhiệm và tầm quan trọng mà họ sẽ có những chế độ đãi ngộ riêng. Lương cứng chỉ là một phần, thu nhập cao của giám sát kinh doanh chủ yếu là hoa hồng doanh số theo quy định công ty.
Những giám sát kinh doanh có năng lực tốt sẽ có mức thu nhập gấn 2 – 3 lần lương cứng ban đầu.
Thực tế, giám sát kinh doanh là một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong doanh nghiệp nên đây là công việc khá hot hiện này và có nhu cầu cao. Bên cạnh đó, có hội thăng tiến của người này đối với những ai có năng lực là rất tốt và nhanh chóng. Nếu có khả năng, bạn có thể đề bạt đến vị trí giám đốc kinh doanh.
Chắc chắn bạn đọc đã hiểu thêm về nghề giám sát kinh doanh – Một nghề nghiệp hấp dẫn, tiềm năng và có cơ hội phát triển cao.