Bảo hiểm thai sản là loại bảo hiểm dành riêng cho phụ nữ khi có mong muốn sinh con. Nếu như bạn có kế hoạch có con trong thời gian tới và muốn quan tâm hơn nữa về bảo hiểm thai sản thì hãy đọc ngay bài viết nhé. Trong nội dung bài viết chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về bảo hiểm thai sản PVI và những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm thai sản PVI
Bảo hiểm thai sản PVI là sản phẩm bổ sung của bảo hiểm sức khỏe toàn diện mà công ty bảo hiểm PVI đã triển khai.
Sản phẩm bảo hiểm thai sản PVI đã được nhiều khách hàng đón nhận trên khắp cả nước và đã được nghiên cứu và phát triển phù hợp với chi phí y tế tại Việt Nam.
Ưu điểm của sản phẩm:
- Bảo hiểm chăm sóc toàn diện: sinh mạng, ốm đau, bệnh tật, tai nạn 24/24
- Chăm sóc thai sản, biến chứng thai sản, chi phí sinh mổ.
- Bảo lãnh viện phí tại nhiều bệnh viện phụ sản lớn trong toàn quốc: Từ Dũ, Mê Kông, An Sinh…..
- Thủ tục bồi thường minh bạch và công bằng
Mức phí
Bảo hiểm thai sản PVI có mức phí thấp hơn so với các gói bảo hiểm thai sản khác. Khách hàng tham gia có thể đóng từ 1 triệu cho đến 3.6 triệu cho 1 năm.
Nhưng họ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn khi sinh thường hoặc sinh mổ là 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Khách hàng không chỉ được chăm sóc khi sinh con mà còn được bảo hiểm khi bị tai nạn, ốm đau phải nằm viện điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.
Điều kiện tham gia
Đối tượng khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm này đương nhiên sẽ là nữ giới, và cần phải đạt các điều kiện dưới đây:
- Khách hàng đang trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi, chưa mang thai và đang lên kế hoạch sinh con trong thời gian tới.
- Khách hàng khi tham gia không ở trong giai đoạn điều trị thương tật hay bệnh tật, vì bảo hiểm sẽ không nhận hợp đồng với các trường hợp như bệnh nhân tâm thần, bệnh ung thu, phong hay người bị thương tật, tàn tật vĩnh viễn từ 50% trở lên…
- Có thể tham gia cùng còn dưới 23 tuổi, hay cùng chồng trong hợp đồng bảo hiểm sức khỏe toàn diện.
Những điểm loại trừ
Bảo hiểm PVI sẽ không chịu trách nhiệm cho các trường hợp sau:
- Khách hàng điều trị ngoài phạm vi địa lý được quy định trong hợp đồng bảo hiểm
- Hành vi cố ý gây thương tích hay tự sát của người được bảo hiểm
- Điều trị hoặc chăm sóc cai nghiện ma túy, rượu, thuốc lá
- Điều trị phẫu thuật theo yêu cầu riên của cá nhân người bệnh chứ không phải do chỉ định chuyên khoa
- Các hành vi gây thương tích vi phạm pháp luật
- Các thương tích do tham gia hoặc thi đấu các hoạt động thể thao chuyên nghiệp
- Điều trị, phẫu thuật các bệnh dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền
Thời gian chờ bảo hiểm thai sản
Khách hàng khi tham gia bảo hiểm thai sản đối với các biến chứng thai sản, hiệu lực sản phẩm sau 60 ngày.
Ví dụ chị A bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản vào ngày 23/6/2020, sau 60 ngày tức là sau 2 tháng, chị A bị biến chứng thai sản. Khi đó chị A sẽ được thanh toán chi phí điều trị biến chứng thai sản.
Còn nếu chị A xảy ra biến chứng trước 60 ngày kể từ khi bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản, chị A sẽ không được thanh toán chi phí.
Và quyền lợi được tính 365 ngày kể từ ngày bắt đầu tham gia quyền lợi bảo hiểm thai sản.
Ví dụ chị B bắt đầu tham gia bảo hiểm thai sản từ ngày 23/6/2020, sau hơn 3 tháng thì chị B bắt đầu có bầu và tiếp theo sau 9 tháng mang bầu (tổng cộng sau hơn 12 tháng tương đương 365 ngày kể từ ngày bắt đầu tham gia) chị B sinh em bé, khi đó chị B sẽ được thanh toán chi phí sinh thường hoặc sinh mổ.
Còn với nếu chị B có bầu sau 2 tháng kể từ khi bắt đầu tham gia, cộng với 9 tháng mang thai tiếp theo (tổng cộng 11 tháng tương đương 330 ngày kể từ khi bắt đầu tham gia) chị B sinh em bé, khi đó chị B không được thanh toán chi phí sinh đẻ do tổng thời gian chưa đủ thời gian chờ 365 ngày.
Vì thế mà đây không phải sản phẩm dành cho người đã mang thai.
Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
Để nhận tiền bảo hiểm thai sản PVI, khách hàng cần phải:
Đối với điều trị nội trú:
- Giấy đề nghị bồi thường (theo mẫu)
- Báo cáo y tế hoặc sổ khám bệnh điều trị nội trú của khách hàng
- Các loại hóa đơn và chứng từ có liên quan đến chi trả viện phí
- Giấy nhập hoặc xuất viện
- Đơn thuốc điều trị tại bệnh viện, hóa đơn mua thuốc, biên lai viện phí.
- Với trường hợp khách hàng không may bị tai nạn thì cần phải có thêm biên bản xác nhận sự kiện bảo hiểm có xác nhận cuar cơ quan hoặc chính quyền địa phương. Đồng thời trên bản tường trình vụ việc cá nhân thì phải có người làm chứng.
Lưu ý: chuẩn bị bản gốc và có con dấu của bệnh viện hoặc cơ sở y tế mà khách hàng tham gia điều trị.
Ngoài ra thì trên hóa đơn phải có các thông tin liên quan đến người bệnh, đơn vị bán thuốc và người bán thuốc cùng với số lượng thuốc và giá tiền.
Đối với điều trị ngoại trú:
- Giấy đề nghị bồi thường (theo mẫu)
- Đơn thuốc do bác sĩ kê và điều trị
- Sổ khám chữa bệnh và các báo cáo y tế
- Giấy tờ liên quan đến bệnh lý.
- Hóa đơn các khoản chi phí khám chữa bệnh và mua thuốc điều trị
Quy trình giải quyết trả tiền bảo hiểm thai sản PVI
Khách hàng phải nộp hồ sơ đòi tiền bảo hiểm trong thời gian 60 ngày kể từ lúc tham gia điều trị bệnh.
Và khi giấy tờ đầy đủ và hợp lệ thì quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ được giải quyết sau 15 ngày.
Đối với khách hàng điều trị nội trú và ngoại trú trái tuyến
- Khách hàng tự lựa chọn bệnh viện và dịch vụ chăm sóc y tế
- Tiến hành điều trị bệnh và tự trả các chi phí trước. Tiếp đó thì thu thập các giấy tờ, chứng từ liên quan đến quá trình điều trị và nộp cho bên bảo hiểm PVI
- Bên bảo hiểm sẽ kiểm tra, đối chiếu và sẽ thanh toán cho khách hàng.
Đối với khách hàng điều trị tại bệnh viện bảo lãnh của PVI
- Khách hàng xuất trình thẻ bảo hiểm cùng với các giấy tờ tùy thân để làm thủ tục
- Bệnh viện sẽ kiểm tra thẻ bảo hiểm và các thông tin có liên quan và sẽ phản hồi lại cho bên bảo hiểm
- Bảo hiểm sẽ tiến hành kiểm tra và đối chiếu. Sau đó sẽ xác nhận bảo lãnh khách hàng và thanh toán cho bên bệnh viện.
Hy vọng với những thông tin trên thì bạn có thể nắm rõ về những quyền lợi mà khách hàng nhận được khi tham gia bảo hiểm thai sản của PVI. Đồng thời cũng cần nắm chắc các điều kiện để có thể tham gia và hưởng thụ những quyền lợi đó.
Xem thêm: