Hệ thống giao dịch Forex là gì? Cách xây dựng hệ thống Forex đơn giản Update 01/2025

Hệ thống giao dịch trong forex giúp bạn kiểm soát được thời điểm vào lệnh và chốt lệnh  đúng lúc, là khái niệm cơ bản trong forex mà bất kỳ trader nào cũng phải nắm rõ. Xây dựng được hệ thống giao dịch trong forex hiệu quả sẽ giúp nâng cao kỹ năng trading của bạn. Vậy hệ thống giao dịch forex là gì? Cách xây dựng hệ thống giao dịch forex? Cùng traderfin.vn tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

Hệ thống giao dịch trong forex là gì

Hệ thống giao dịch trong forex là một công cụ giao dịch giúp trader xác định được điểm ra và vào thị trường với mức giá tốt nhất. Hệ thống này dựa trên các chuỗi phân tích để xác định, thiết lập những chiến lượt ra và vào lệnh, quản lý rủi ro hiệu quả trong mỗi giao dịch.

Các phần tích dựa trên những chỉ bảo từ những công cụ và đồ thị phân tích kỹ thuật, giúp lọc nhiễu các tín hiệu kỹ thuật và cơ bản, đưa ra những tín hiệu tín cậy => Giúp xác định tín hiệu tốt ( có thể ra/vào lệnh) trong một giao dịch.

Có mấy loại hệ thống giao dịch trong forex

Trong hệ thống giao dịch forex được phân thành 2 hệ thống giao dịch thủ công và hệ thống giao dịch tự động.

Hệ thống giao dịch thủ công

Hệ thống giao dịch thủ công tức là dựa trên những kinh nghiệm chỉ báo kỹ thuật trong quá khứ, các trader từ những kinh nghiệm trước đó, hỗ trợ phân tích và điều chỉnh hệ thống trong tương lai. Và từ đó, những công cụ được lên tự động từ kinh nghiệm của trader sẽ đưa ra chỉ báo về thời điểm chính xác cho lệnh ra/vào thị trường.

Đối với hệ thống giao dịch thủ công, thông thường các trader có kinh nghiệm trong trader forex sẽ tự dựa vào kinh nghiệm của mình để lên hệ thống và ứng dụng vào giao dịch hiệu quả. Giao dịch thủ công không dành cho người mới nhập môn forex.

Hệ thống giao dịch tự động

Hệ thống giao dịch tự động là sản phẩm được các nền tảng tạo ra dành cho các trader không có thời gian tìm hiểu, trader mới bước chân vào thị trường chưa có kinh nghiệm trong phân tích kỹ thuật.

Hệ thống giao dịch tự động giúp trader phân tích thị trường và biểu đồ giá, đưa ra được tín hiệu quan trọng, nhằm loại bỏ các yếu tố tâm lý và cảm xúc của trader, giúp quản lý hiệu quả cảm xúc và giữ cho tài khoản giảm thiểu khả năng thua lỗ.

Cách xây dựng hệ thống giao dịch forex

Bước 1: Xác định khung thời gian giao dịch

Trước khi tạo hệ thống giao dịch cá nhân, mọi người cần xác định được mọi người theo phong cách giao dịch nào, trong giao dịch forex bao gồm 4 phong cách giao dịch và xác định khung thời gian theo từng phong cách như sau

Scalping trading: là phong cách giao dịch chỉ giữ lệnh trong vài giây đến vài phút, và giao dịch với tầng suất cao, tức là phương thức kiếm nhiều khoản lợi nhuận nhỏ trong nhiều giao dịch, trong khoản thời gian khi thị trường sôi động nhất, để có được lợi nhuận tổng thể.

Khung thời gian Timeframe từ 1 phút – 5 phút (M1, M5)

Day trading: là phong cách giao dịch forex không giữ lệnh qua đêm, cũng là một giao dịch ngắn hạn nhưng trader chi giao dịch duy nhất 1 lệnh trong ngày. Dùng khoản thời gian trong ngày để theo dõi thị trường và khớp lệnh giao dịch, đóng lệnh khi hết giờ giao dịch dù lệnh đó có lời hay lỗ.

Timeframe của Day Trading 15 phút, 30 phút hoặc 1 giờ ( M15, M30, H1)

Swing Trading: là kiểu giao dịch giữ lệnh trong nhiều ngày với khoản lợi nhuận thu được đủ lớn để dừng lệnh, swing trading phù hợp cho những trader có thể dành vài giờ cho việc phân tích thị trường mỗi đêm.

Time frame 1 giờ, 4 giờ, hoặc 1 ngày ( H1, H4, D1)

Position Trading: tương tự như cách holding, trader có thể giữ lệnh vài tháng hoặc vài năm, theo xu hướng phân tích thị trường, tuy nhiên giữ lệnh lâu như vậy các nhà đầu tư phải chịu khoản phí qua đêm tính theo từng ngày.

Timeframe của Position trading: 1 tuần, 1 tháng ( W1, MN)

Và mọi người cần phải xác định được lệnh giao dịch của mình theo phong cách giao dịch riêng, nhằm tìm kiếm tín hiệu giao dịch đơn giản hơn.

Bước 2: Xác định xu hướng của thị trường

Dùng chỉ bảo kỹ thuật sẽ giúp mọi người xác định được xu hướng tốt, bằng cách sử dụng đường trung bình động, là chỉ báo phổ biến nhất mà trader thường hay sử dụng hiện nay.

Đường trung bình động MA ( một chậm và một nhanh) và khi chúng giao nhau tại 1 điểm là cách để xác định xu mới mới nhanh nhất. Thông thường vẫn còn cách khác để phát hiện xu hướng trong ngoại hối, những MA là cách để nhất trong hệ thống.

Những điểm giao nhau giữa 2 đường trung bình động

Các điểm tại dấu mũi tên đỏ trên hình là nơi giao nhau của các đường Trung bình động, giúp trader xác định được xu hướng giá trong thị trường.

Bước 3: Tìm các chỉ báo giúp xác nhận xu hướng

Để đảm bảo mình không bị cuốn theo một xu hướng giá, tức là khi bạn thấy tín hiệu báo hiệu khả năng hình thành một xu hướng mởi => Ta có thể tự đánh giá được đó là tín hiệu thật hay tín hiệu giả.

Công cụ RSi và MACD giúp tìm xu hướng để xác định điểm bán

Mọi người có thể tham khảo các chỉ số như MACD, RSI, Stochatic để xác nhận đây là xu hướng mới hay chi là sự đảo chiều trong thời gian ngắn.

Bước 4: Xác định rủi ro trong hệ thống giao dịch

Trước khi phát triển hệ thống giao dịch forex, bạn cần xác định số tiền sẵn sàng để mất trong mỗi giao dịch. Trên thực tế, các nhà giao dịch cần chuẩn bị tâm lý và số tiền mình sẽ mất trước khi nghĩ về những lợi nhuận mà mình nhận được bao nhiêu.

Điều này có nghĩa bạn cần tìm hiểu thêm về cách quản lý vốn trong giao dịch, và tầm quan trọng của quản lý nguồn vốn đối với những mạo hiểm trong giao dịch.

Bạn phải quyết định bao nhiêu tiền đủ để sẵn sàng tham giao vào giao dịch và chấp nhận thua lỗ, và cũng không thể để cả tài khoản mất cho giao dịch đó.

Bước 5: Tìm điểm vào lệnh/thoát lệnh

Điểm vào lệnh là ngay khi các chỉ báo cho cùng 1 tín hiệu tốt, và nến hiện tại đóng lại và mở một nến mới => Đây là thời điểm vào lệnh thích hợp như đúng với kỳ vọng.

Để đảm bảo được nguồn vốn cho mình thì mọi người nên cân nhắc thời điểm vào lệnh tốt nhất, nếu cứ chấp nhận rủi ro và lao vào thị trường ngay thì trường hợp “cháy” tài khoản có thể xảy ra, vậy thì hệ thống giao dịch bạn xây dựng lên hoàn toàn bị phá vỡ.

Điểm thoát lệnh là vùng giá mà bạn thoát khỏi thị trường, ngay thời điểm đó tiền trong tài khoản sẽ được cộng hoặc trừ ( khi có lời hoặc thua lỗ). Điểm thoát lệnh có 2 vùng giá là Stop Loss hoặc Take profit, tương ứng mất tiền hoặc lợi nhuận.

Cách xác định điểm exit đầu tiên

Khi giá di chuyển có lợi cho bạn đến số tiền “X” và bạn di chuyển điểm dừng của mình theo số tiền “X” => Trong hình huống này, nếu tỷ giá có quay ngược trở lại, mọi người cũng không được giật lùi về mà cần giữ nguyên Stop loss.

Xác định điểm thoát lệnh

Trong trường hợp này, nếu tỷ giá thị trường không đi theo kỳ vọng của mọi người mà quay trở lại thì StopLoss phải được giữ nguyên hoặc đóng lệnh mà không được phép giật lùi Stop Loss.

Cách xác định điểm exit thứ 2

Cách thứ 2 là tính toán mục tiêu bằng các mức hỗ trợ và kháng cự, hoặc các mô hình nến Nhật để xác định mục tiêu, ngay khi đạt được thì có thể tính được Stop Loss và Take Profit.

Và nên lưu ý, khi lựa chọn tính toàn các mục tiêu, thì mọi người cần gắn bó với nó mà không được tự ý đóng lệnh dù bất cứ điều gì xảy ra, chỉ cần bám sát hệ thống giao dịch và gồng lời tối đa nhất có thế.

Bước 6: Viết các quy tắc hệ thống giao dịch forex cụ thể

Mọi người gần ghi lại các quy tắc trong hệ thống của mình và tuân thủ nó mỗi khi giao dịch, đây là điều quan trong mà một nhà giao dịch cần phải có.

Trong quá trình giao dịch, mọi người nên sử dụng tài khoản Demo để trái nghiệm và ghi lại những quan trọng về các giao dịch có lợi nhuận, giao dịch thua lỗ, số tiền đã bỏ ra, số thua lỗ trên mỗi giao dịch.

Sau khi tạo xong hệ thống giao dịch trong forex, mọi người có thể trải nghiệm hệ thống trên tài khoản Demo trong khoản thời gian từ 2 – 3 tháng, và nếu thật sự hệ thống giao dịch của mình có khả năng đứng trên thị trường thì mới trực tiếp vào tài khoản thật.

Các công cụ sử dụng trong hệ thống giao dịch forex

Mỗi một trader sẽ có một cách xây dựng hệ thống giao dịch riêng của mình, áp dụng các chỉ báo trong phân tích giúp mọi người tìm được xu hướng thị trường và ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều chỉ báo chỉ càng làm việc phân tích trở nên phức tạp, nên mọi người cần lựa chọn những indicator chính nên có trong một hệ thống giao dịch. bao gồm

Đường kẻ ngang và các các mẫu hình

Trong biểu đồ thì các đường kẻ ngang rất cần thiết để vẽ các kháng cự, trendline, các công cụ Fibonacci cũng có trong nhóm này, giúp xác định được các vùng giá và kháng cự.

Công cụ chỉ bảo xu hướng

Bao gồm các indicator Moving Average ( MA), MACD, Bolinger Band giúp xác định xu hướng giá trên thị trường. Từ đó trader mới xem xét vào Lệnh Buy hay Sell, là công cụ quan trọng trong hệ thống phân tích.

Công cụ chỉ báo động lượng

Nhóm công cụ giúp trader xác định được độ mạnh, yếu của xu hướng, là xu hướng giả hay khả năng đảo chiều khi giá rơi vào vùng quá mua và quá bán. Đặc biệt là công cụ Stchastics và RSI để đo lường trạng thá quá mua và quá bán.

Công cụ chỉ báo độ biến động của giá

2 chỉ báo quan trọng là ATR và Bollinger Bands giúp bạn biết được biến động giá hiện tại của thị trường đang hoạt động sôi nổi hay ảm đạm, nếu dấu hiệu hoạt động sôi nổi thì tìm kiếm cơ hội xuống tiền để kiếm lợi nhuận.

Các công cụ này là bước đệm giúp các trader mới gia nhập thị trường xây dựng hệ thống giao dịch forex cho riêng mình, giúp mỗi quyết định vào lệnh đúng đắn và đảm bảo thu về được lợi nhuận, hạn chế các rủi ro thua lỗ.

Trên đây là thông tin hệ thống giao dịch forex là gì, giúp mọi người hình dung được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống khi nhập môn forex. Nếu đối với các trader đã có kinh nghiệm thì hệ thống giao dịch của họ sẽ không cần chỉ bảo, thì một trader mới như bạn sẽ cần đến những bước đệm này để vạch chiến lượt đầu tư hiệu quả.