Hợp đồng bảo hiểm là gì? Có tính chất gì? Update 11/2024

Bạn hẳn đã nghe nhiều về hợp đồng bảo hiểm nào là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nhưng thực ra thì hợp đồng bảo hiểm là như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp một số thông tin cũng như quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm. Hãy cùng đọc bài viết nhé.

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Theo đó thì bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người hưởng thụ hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.

Các loại hợp đồng bảo hiểm

Các loại hợp đồng bảo hiểm gồm:

  • Hợp đồng bảo hiểm con người;
  • Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
  • Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Thuật ngữ

Các thuật ngữ thường gặp về hợp đồng bảo hiểm:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm: chỉ các doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan đến những việc kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm
  • Bên mua bảo hiểm: là chỉ các tổ chức hoặc cá nhân kí kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Các tổ chức và cá nhân này có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
  • Người được bảo hiểm: là các tổ chức hoặc cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự và tính mạng được bảo hiểm theo các quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Và tổ chức và cá nhân này cũng có thể là người thụ hưởng.
  • Người thụ hưởng: là chỉ các tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
  • Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Tính chất của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm có những tính chất như sau:

Tính may rủi

Khác hẳn với các loại hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm có tính may rủi. Như trên định nghĩa thì hợp đồng bảo hiểm là phương tiện mà các bên thiết lập quan hệ với nhau.

Và trong mối quan hệ đó chủ yếu là chuyển dịch rủi ro từ bên mua sang bên nhận. Bên mua nhằm thông qua quan hệ bảo hiểm để có được sự an toàn và bình ổn về kinh tế khi gặp rủi ro gây ra tổn thất.

Nhưng riêng với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì không chỉ đơn thuần là chuyển giao rủi ro mà còn đáp ứng những nhu cầu khác như là tích lũy tài chính, đầu tư… của khách hàng bảo hiểm nhân thọ.

Tính chất theo mẫu

Tức là bên tham gia khi tham gia bảo hiểm thì không được phép thương lượng, đàm phán đề sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa.

Việc duy nhất mà bên tham gia bảo hiểm có thể làm đó là tuân thủ hoặc từ chối ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc thì đây là loại hợp đồng do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí, số tiền bảo hiểm mà cả hai bên phải thực hiện.

Và loại hợp đồng này có thể coi như là nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia để bảo vệ lợi ích cộng đồng và trật tự an toàn xã hội.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy

Đối với hợp đồng bảo hiểm tự nguyện thì là loại hợp đồng không mang tính chất bắt buộc khi tham gia.

Và với nội dung trong hợp đồng bảo hiểm đó các cá nhân hoặc tổ chức được phép lựa chọn không tham gia, và cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện.

Tính song vụ

Là những hợp đồng mà hai bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bởi vì trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên thực hiện nghĩa vụ và quyền theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm. Quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Cụ thể thì với nghĩa vụ của bên được bảo hiểm:

  • Cung cấp thông tin cho việc kí kết hợp đồng bảo hiểm
  • Thông báo những thay đổi có liên quan đến vấn đề thực hiện hợp đồng bảo hiểm
  • Nộp phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
  • Thông báo tới bên doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
  • Thực hiện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất.
Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và quyền của mỗi bên theo hợp đồng bảo hiểm
Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và quyền của mỗi bên theo hợp đồng bảo hiểm

Còn với doanh nghiệp bảo hiểm thì có các quyền:

  • Thu phí bảo hiểm
  • Yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;
  • Từ chối bồi thường bảo hiểm khi sự kiện xảy ra bị loại trừ hoặc không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm;
  • Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất.

Nghĩa vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện:

  • Giải thích cho bên mua về các điều kiện, điều khoản, quyền và nghĩa vụ mà bên mua phải đáp ứng
  • Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
  • Giải thích bằng văn bản lý do về từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường cho bên người tham gia hoặc bên thụ hưởng;
  • Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
  • Và còn các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Và ứng với nghĩa vụ của bên doanh nghiệp bảo hiểm thì bên tham gia có những quyền sau:

  • Được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích về các điều kiện, điều khoản, tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

Đồng thời yêu cầu cung cấp thông tin về hợp đồng bảo hiểm đã giao kết; giữ bí mật các thông tin mà bên được bảo hiểm đã cung cấp;

  • Được cấp hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;
  • Được bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm;
  • Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;
  • Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Những nội dung cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm:

  • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
  • Đối tượng bảo hiểm;
  • Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
  • Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
  • Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
  • Thời hạn bảo hiểm;
  • Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
  • Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
  • Các quy định giải quyết tranh chấp;
  • Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Hy vọng với nội dung trên đây thì bạn đã có thể hiểu hơn và nắm được những thông tin hữu ích về hợp đồng bảo hiểm rồi nhé.

Xem thêm: