Indicator là gì? Tổng hợp các indicator đánh Scalping dành cho trader Update 03/2024

 Indicator được gọi là chỉ báo, nói cụ thể hơn trong đầu tư chứng khoán, Forex hay tiền ảo thì Indicator là chỉ báo kỹ thuật, công cụ giúp xác định xu hướng của giá cả và thị trường giao dịch. Nếu bạn nào muốn hiểu rõ hơn Indicator là gì? Gồm những gì và sử dụng sao cho hiệu quả trong việc giao dịch thì xem ngay những thông tin chia sẻ dưới đây của Traderfin.vn

Indicator là gì

Indicator hay còn gọi là chỉ báo kỹ thuật hoặc có thể gọi là chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật để dự đoán những thay đổi trong xu hướng của các tài sản như chứng khoán, Forex, vàng, tiền ảo…

Hay nói đơn giản, chỉ báo kỹ thuật là công cụ phân tích biểu đồ giá, giúp nhà đầu tư hay trade đưa ra những dự đoán tương đối về xu hướng giá di chuyển như thế nào dựa trên các dữ liệu giá của quá khứ để xem xét biến động giá của tương lai.

Khi mọi người sử dụng các nền tảng giao dịch, hay nói chính xác đó là nơi giúp mọi người phân tích dữ liệu thị trường, xem biểu đồ giá, đặt các lệnh giao dịch mua bán và nó cũng được trang bị các chỉ báo kỹ thuật trên đó. Nổi bật nhất hiện nay đó là 2 nền tảng giao dịch.

  • MT4: Cung cấp 30 chỉ báo kỹ thuật
  • MT5: Cung cấp đến 38 chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật là những tín hiệu, cách để mọi người có thể hình dung được những xu hướng của thị trường thông qua phân tích biểu đồ giá của quá khứ.

Có thể phân loại chỉ báo như sau:

  • Chỉ báo sớm
  • Chỉ báo trễ

Trong đó sẽ có những loại chỉ báo cụ thể hơn, mọi người cần nắm rõ, phân biệt được đâu là chỉ báo trễ và đầu là chỉ báo sớm.

Phân loại indicator – Chỉ báo

Chỉ báo sớm

Chỉ báo sớm Là chỉ báo báo kỹ thuật dựa vào các hành động giá trong quá khứ để đưa ra dự báo giá của tương lai. Các chỉ báo sớm là các chỉ báo dựa trên giá quá khứ, bạn có thể nhanh chóng đưa ra dự báo của tương lại, có các dấu hiệu xuất hiện sớm, giúp trader nhanh chóng đưa ra các quyết định mua bán.  

Chỉ báo sớm hay còn gọi là chỉ báo nhanh bởi đây là các chỉ báo giúp bạn sớm đưa ra các quyết định trên thị trường giao dịch của mình.  Chỉ báo này được sử dụng nhiều đối với một thị trường định hình xu hướng sẵn tăng hay giảm. Và đây là chỉ báo sẽ được phân tích sớm, sẽ luôn đi trước hành động giá, nhưng không hoàn toàn chính xác nên mọi người cần có sự cân nhắc khi áp dụng giao dịch.

Chi-bao-la-gi
Chỉ báo là gì

Chỉ báo trễ

Chỉ báo trễ hay còn gọi là chỉ báo chậm, nó được sử dụng và tính toán bằng cách áp dụng mức trung bình của dữ liệu hành vi giá trước đó. Có nghĩa là chỉ báo này được xác định ngay khi bạn đã vào lệnh, và có thể mất chi phí cho giao dịch đó, từ mức giá giao dịch đó thì mới đưa ra được các tín hiệu mới cho giao dịch. Vậy nên nó mới có tên gọi chỉ báo trễ, trễ ở đây chính là sẽ được xác định ngay sau khi vào lệnh giao dịch đầu tiên.

Có nghĩa bạn phải đợi chờ khi giá bắt đầu chạy trên thị trường, sau những mức giá đầu tiên bạn mới thực hiện giao dịch tiếp theo được.

Sử dụng chỉ báo kỹ thuật để làm gì?

Phân tích xu hướng

Điều quan trọng đầu tiên của việc đầu tư đó là bạn phải xác định được xu hướng của thị trường, thông qua việc phân tích các chỉ báo có thể nhận định chiều hướng của giá. Các chỉ báo kỹ thuật, chỉ báo sử dụng nhằm mục đích để người trade có căn cứ xác định xu hướng thị trường bằng cách phân tích các chỉ báo xu hướng, cộng với các phân tích chỉ báo khác để chắc chắn hơn quyết định của mình.

Cung cấp, dự đoán mức giá trung bình

Sau khi bạn xác định được xu hướng của thị trường, của tài sản đó, biết được xu hướng biến động giá như thế nào sẽ tính toán và xác định được mức giá trung bình của tương lai. Và việc xác định được mức giá trung bình đó giúp mọi người hiểu rõ hơn nên đặt lệnh mua, lệnh bán vào thời điểm nào sẽ phù hợp nhất. Hay nói chính xác việc xác định được mức giá trung bình sẽ giúp cho mọi người nắm được các vị trí vào lệnh giao dịch lý tưởng nhất.

Đo lường sự biến động

Đo lường sự biến động có nghĩa là bạn có thể dự đoán, phân tích được độ mạnh của 1 xu hướng. Ví dụ các chỉ báo cho thấy xu hướng giảm giá, nhưng độ mạnh và độ chính xác của xu hướng đó là như thế nào, trong đó có cơ hội tăng gia nào không. Có nghĩa các chỉ báo giúp cho mọi người chắc chắn hơn vào xu hướng mà mình phân tích được, đưa ra các quyết định mang tính quyết đoán hơn.

Tổng hợp các Indicator – chỉ báo trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo xu hướng – Trend indicators

Chỉ báo xu hướng là chỉ báo kỹ thuật nhằm xác định và đo lường hướng đi của thị trường, của giá loại tài sản giao dịch. Nói tóm lại đây là chỉ báo giúp trader xác định xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc là xu hướng đi ngang như thế nào để có thể lựa chọn cách trade phù hợp nhất.

Để có thể xác định xu hướng cần rất nhiều chỉ báo khác nhau:

Moving Average – MA – Đường trung bình động

Đây là chỉ báo xu hướng xác định sự biến động của giá tăng hay giảm hoặc không có xu hướng. Đây là chỉ báo chậm, không phải là dự báo bởi nó vận động dựa trên biến động giá của hiện tại hoặc quá khứ, vậy nên nó không có chức năng đưa ra dự báo, chỉ mang tính tương đối.

Để xác định xu hướng dựa trên MA có 2 cách như sau:

  • Giá nằm trên đường MA => Xu hướng tăng và giá nằm dưới đường MA => Xu hướng giảm
  • Đường MA nhanh nằm trên đường MA chậm thì xu hướng tăng và ngược lại.
Duong-EMA
Đường EMA trong Forex là gì

Chỉ báo MACD

MACD là viết tắt của từ tiếng anh Moving Average Convergence Divergence  được dịch ra là Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ hoặc có thể gọi là chỉ báo trễ là chỉ báo động lượng  xu hướng cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động của giá. Chỉ báo này hình thành từ 1 đường sau đây:

  • Đường MACD: (EMA 12 ngày – EMA 26 ngày)
  • Đường tín hiệu: Đường EMA 9 ngày của Đường MACD
  • Biểu đồ MACD: Đường MACD – Đường tín hiệu

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

 Các chỉ số sức mạnh tương đối (RSI ) là một chỉ số dao động nhưng phong trào của nó được chứa giữa zero và 100 nên nó cung cấp thông tin khác với MACD. Hay chỉ báo này giúp bạn xác định giá quá mua, quá bán nhanh chóng.

  • Được xem là giá quá mua và do điều chỉnh khi chỉ báo trong biểu đồ trên 70 và xem giá là quá bán và do bị trả lại  khi chỉ báo ở dưới 30.
Chỉ báo MACD

Parabolic Stop And Reverse

Chỉ báo Parabolic SAR viết tắt của Parabolic Stop and Reversal viết tắt là PSAR là chỉ báo trong phân tích kĩ có vai trò cảnh báo sự kết thúc của một xu hướng, tìm điểm đảo chiều để nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán. Có nghĩa đây là chỉ báo giúp bạn tìm được những điểm đảo chiểu của xu hưởng đang tăng và xu hướng giảm.

Chỉ báo xung lượng – Momentum indicators

Chỉ báo xung lượng hay trong tiếng anh là Momentum indicators viết tắt là MOM hay còn được gọi là chỉ báo động lượng là chỉ báo kỹ thuật đo lường sự thay đổi của giá cổ phiếu, giá Forex…Chỉ báo này được phân tích dựa trên so sánh mức giá hiện tại với mức giá trước đó trong một số khoảng thời gian nhất định.

Chỉ báo xung lượng giúp trader biết được  giai đoạn giá tăng hay giá giảm, nói giúp xác định sức mạnh của xu hướng thị trường, tìm kiếm được xu hướng tiếp tục tăng hay tiếp tục giảm hay là thị trường đảo chiều như thế nào.

Chỉ báo động lượng

Chỉ báo Biến động – Volatility Indicators

Chỉ báo biến động là chỉ báo kỹ thuật  giúp cho trader biết chính xác điều gì đang xảy ra với hành động giá tại bất kỳ thời điểm nào về mức độ hoạt động của tiền tệ giá hoặc tài sản giao dịch và liệu thị trường sắp thực hiện bất kỳ di chuyển lớn hay không. Với chỉ báo biến động thì  người giao dịch sẽ có đượ cảnh báo thời điểm chính xác khi một xu hướng mới bắt đầu tăng sức mạnh.

Chỉ báo khối lượng – Volume Indicators

Chỉ báo khối lượng là chỉ báo kỹ thuật mà dựa trên sức mua và sức bán của những nhà giao dịch trên thị trường. Thông qua các chỉ báo khối lượng giao dịch có thể phán đoán được giá cũng như xu hướng của thị trường tài sản bất kỳ trong thời gian ngắn. Qua đó có thể thấy được sự quan tâm của nhà đầu tư đến 1 sản phẩm nào đó như cổ phiếu hay cặp tiền tệ nào đó chẳng hạn.

  • Khi thị trương đang trong xu hướng tăng và có sự gia tăng về khối lượng cùng với xu hướng tăng đang diễn ra thì  thị trương đó sẽ tiếp tục đi lên.
  • Khi  thị trường đang trong xu hướng giảm và có sự gia tăng về khối lượng cùng với xu hướng giảm đang diễn ra thì thị trường sẽ tiếp tục đi xuống.
Giá Volume Những gì mong đợi
Hướng lên Hướng lên Tăng giá
Hướng lên Xuống Thận trọng- mua yếu
Xuống Hướng lên Bearish
Xuống Xuống Thận trọng- bán  yếu

Các chỉ báo liên quan đến chỉ báo khối lượng:

  • Trên Khối lượng Cân bằng (OBV)
  • Khối lượng RSI
  • Chỉ báo xu hướng giá khối lượng (VPT)
  • Chỉ số dòng tiền (MFI)
  • Chỉ báo Dòng tiền Chaikin
  • Đường phân phối tích lũy
  • Chỉ báo Ease of Movement
  • Chỉ số khối lượng âm (NVI)
  • Giá trung bình gia quyền theo khối lượng

Cách sử dụng Indicator hiệu quả nhất

Cách tải và cài đặt chỉ báo kỹ thuật trên MT4

Trước hết để có thể sử dụng các chỉ báo này hiệu quả thì mọi người phải sử dụng các nền tảng có hỗ trợ cài đặt chỉ báo này. Hiện nay để thực hành các chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật mọi người có thể lựa chọn các nền tảng như:

  • Metatrader 4
  • Metatrader 5
  • Webtrader
  • Trading view

Đối với MT4 và MT5 là  2 nền tảng thực chiến, cung cấp nhiều chỉ báo nhất mọi người có thể cài đặt các chỉ báo trên biểu đồ khi mình đang giao dịch chứng khoán, giao dịch vàng hay giao dịch Forex.

Cách cài đặt Indicator

  • Tài và đăng nhập ứng dụng MT4 về điện thoại hoặc máy tính
  • Chọn vào mục Navigator => Indicartor => các loại chỉ số được cấp hiển thị ở dãy theo hình trên
Cách cài đặt chỉ báo trên MT4
  • Mọi người chọn vào chỉ số đó, nhấp đúp chuột và kéo thẻ vào biểu đồ
  • Để chỉnh sửa hoặc xóa một chỉ báo đang hiển thị trên biểu đồ, nhấp chuột phải vào trong cửa sổ biểu đồ, sau đó chọn “danh sách chỉ báo” từ menu => Cửa sổ hiển thị các chỉ số có trên biểu đồ, bọn chọn vào chỉ số muốn sửa hoặc xóa là được.

Cách sử dụng Indicator đa khung thời gian

Khi phân tích kỹ thuật, sử dụng các chỉ báo thì mọi người cần lựa chọn đúng khung thời gian, bởi nếu chọn sai khung thời gian thì việc áp dụng chỉ báo cũng sẽ khó khăn, không chính xác.

  • Chỉ báo xu hướng: Sử dụng khung thời gian lớn hơn
  • Tìm điểm đặt lệnh: Sử dụng khung thời gian nhỏ hơn so với khung thời gian phân tích xu hướng.

Việc sử dụng đa khung thời gian giúp bạn đưa ra lựa chọn hiệu quả hơn. Ví dụ khi mọi người phân tích xu hướng thì chọn khung thời gian 1 ngày, thì để có thể vào lệnh chính xác mọi người phải phân tích vào khung thời gian nhỏ hơn như khung 4h => 1h => 15p

Không nên chỉ sử dụng 1 khung thời gian duy nhất, phải sử dụng đa khung thời gian, qua đó mới có thể nắm rõ xu hướng có chính xác hay không.

Kinh nghiệm giao dịch khi sử dụng chỉ báo

Kết hợp nhiều chỉ báo

Để có thể sử dụng hiệu quả các chỉ báo trong giao dịch thì mọi người cần phải thực hiện kết hợp nhiều chỉ báo cùng biểu đồ. Bởi việc sử dụng 1 chỉ báo sẽ không mang lại hiệu quả cao, không mang tính chính xác tối ưu nhất.

Đúng với bản chất thị trường, nó có nhiều yếu tố tác động, có nhiều sự thay đổi vậy nên đối với từng chỉ báo nó đại diện cho từng yếu tố riêng biệt, hay nói chính xác nó đo lường từng chỉ số từ đó khi bạn kết hợp logic lại với nhau mới thấy nó cực kỳ hiệu quả.

Giữ cho biểu đồ sạch sẽ

Thường khi kết hợp quá nhiều chỉ báo trên 1 biểu đồ khiến cho biểu đồ của mọi người nhìn khá rối, khi nhìn vào sẽ không rõ các chỉ báo, không nhìn thấy các tín hiệu trên biểu đồ. Vậy nên khi sử dụng các chỉ báo thì mọi người nên trình bày sao cho sạch sẽ nhất. Hạn chế vẽ những đường không cần thiết, các chỉ báo không quan trọng.

Thiết kế các chỉ báo trên biểu đồ hợp lý  

Khi sử dụng các chỉ báo biểu đồ bạn nên thiết kế:

  • Màu sắc: Sử dụng các màu riêng biệt với nhau, không sử dụng các màu sắc tương đồng hay mờ nhạt khá thấy. Nên sử dụng các gam màu nổi,tương phản nhưng không gây nhức mắt khi nhìn.
  • Bố cục: Có thể thu nhỏ hay phóng to biểu đồ, vậy nên hãy phóng to vừa nhìn sau đó phân bố về số liệu, về các chỉ báo, các đường vẽ không quá rối.
  • Phông chữ: Các ký hiệu trên biểu đồ bạn nên sử dụng phông chữ dễ nhin, đừng nên sử dụng các phông chữ nghệ thuật khá khó nhìn, đôi khi còn gây nhầm lẫn.
  • Tối ưu hóa các chỉ số của chỉ báo: Mỗi chỉ báo khi bạn cài đặt đều phải thiết lập các thông số cho chỉ báo đó. Vậy nên hãy tối ưu các thông số, các chỉ báo, các đầu vào hay đầu ra hợp lý, đừng chọn quá lớn cũng đừng quá nhỏ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của chỉ báo.

Với những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về Indicator là gì? Chỉ báo là một trong những công cụ giúp mọi người phân tích kỹ thuật hiệu quả, giúp cho việc trade chuyên nghiệp, có căn cứ hạn chế được những rủi ro lớn nhất.