Insight là gì? ví dụ về insight khách hàng Update 10/2024

Insight luôn là chìa khóa vàng quan trọng trong các chiến dịch Marketing. Thế nhưng, đây cũng chính là một thứ vô cùng “khó nhằn” không chỉ với các Marketers mới vào nghề mà cũng chính là một bài toán khó đối với các Marketers “lão làng” đấy. Bạn đã hiểu bao nhiêu về khái niệm Insight? Cũng như các phương pháp tạo Insight một cách hiệu quả? Hãy cùng mình đọc qua bài viết dưới đây để nắm rõ cụ thể về Insight nhé!

word image 37 Insight là gì? ví dụ về insight khách hàng

Insight là gì?

Insight được biết đến như là những “sự thật ngầm hiểu” của mỗi một khách hàng. Đồng thời, thể hiện những nhu cầu, mong muốn ẩn sâu bên trong suy nghĩ của khách hàng, đặt kỳ vọng vào món hàng hay dịch vụ mà khách hàng đang chuẩn bị chọn lựa.

Phân tích ý nghĩa ẩn ý bên trong của từ Insight dựa trên kết cấu của từ như sau:

  • In (bên trong): bao gồm expectation – sự kỳ vọng, dream – ước mơ, emotion – cảm xúc và cả fear – nỗi sợ hãi.
  • Sight (thứ nằm trong tầm nhìn, có thể nhìn thấy được): bao gồm attitude – thái độ, behavior – hành vi và habit – thói quen.

Vì vậy, Insight chính là những thứ nằm sâu bên trong suy nghĩ (In) được biểu hiện ra thành những thứ liên quan đến quyết định mua có thể nhìn thấy được (Sight).

word image 38 Insight là gì? ví dụ về insight khách hàng

Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa “sự thật ngầm hiểu” và “sự thật hiển nhiên”. Nhưng thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau.

Đối với “sự thật hiển nhiên” sẽ được khách hàng biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động hay lời nói cụ thể, thể hiện một yêu cầu mà khách hàng đang muốn một cách rõ ràng. Và đây là điều mà bạn và đối thủ của bạn đều nắm bắt được.

Ví dụ: Khách hàng đang tìm mua một chiếc điện thoại đơn giản, dễ sử dụng với mục đích cho phụ huynh (ông bà) dễ dàng liên lạc với các cháu, các con trong gia đình.

Khác với “sự thật hiển nhiên” là một tảng băng bề nổi, thì “sự thật ngầm hiểu” lại là một dòng chảy ngầm bên dưới tảng băng ấy. Chính “sự thật ngầm hiểu” chính là yếu tố quyết định tại sao khách hàng nên lựa chọn bạn thay vì đối thủ. Bạn phải nhạy bén để tìm thật sâu các thông tin thông qua tâm lý, hành vi của người tiêu dùng để nắm bắt rõ. Thúc đẩy vào tiềm năng và những mong muốn mà có khi ngay cả khách hàng cũng không nhận ra rõ mà thông qua sự tư vấn của bạn mà khách hàng phải đồng tình và thốt lên: Đây chính xác là điều tôi muốn!

Ví dụ: Tiếp tục với mẫu ví dụ về nhu cầu mua điện thoại trên, ẩn sâu bên trong mong muốn của khách hàng về chiếc điện thoại mua cho phụ huynh (ông bà) là sự bền bỉ, kiểu dáng đơn giản, nhỏ gọn để dễ dàng mang trên người, loa âm thanh lớn, pin thời gian sử dụng dài, dễ dàng thao tác, có chức năng chọn số điện thoại nhanh. Với những thông tin trên, bạn hãy tư vấn thật nhiều câu hỏi, vấn đề xoáy sâu vào.

Qua phân tích và ví dụ cụ thể trên, hẳn bạn cũng đã hiểu rõ về khái niệm Insight. Vì thế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về Insight thông qua bài phân tích cụ thể dưới này nhé!

word image 39 Insight là gì? ví dụ về insight khách hàng

Làm thế nào để phân tích Insight một cách hiệu quả nhất?

Tất cả các doanh nghiệp nếu muốn thành công thì luôn cần Insight thật chất lượng. Thế nhưng làm thế nào để chắt lọc Insight chất lượng trong rất nhiều thông tin từ số lượng lớn khách hàng xung quanh ta? Hãy cùng tìm hiểu về mô hình “Truth – Tension – Motivation” trong Insight.

Mỗi một khách hàng đều mang giấu đi những mong muốn, yêu cầu của họ trong lòng. Vì nên, để có được một Insight tốt, bạn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đưa ra những sự thật mà khách hàng không thể chối cãi (Truth)
  • Đưa ra những mâu thuẫn trong lòng nhưng vẫn chưa có lời giải đáp thích hợp (Tension)
  • Đưa ra những động lực mạnh mẽ, những khao khát thầm kín, những mong muốn mà khách hàng đang hướng tới.

Ví dụ cụ thể về mô hình “Truth – Tension – Motivation”

Insight của Omo “Dirt is Good” – “Mẹ biết lấm bẩn là cách để con khám phá và tiếp thu những bài học quý giá trong cuộc sống, thế nhưng mẹ vẫn rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu”.

word image 40 Insight là gì? ví dụ về insight khách hàng

  • Truth: Trẻ con luôn năng động khám phá, chơi hết mình, không quan tâm quần áo có lấm bẩn ra sao. Chơi, hòa mình vào những điều mới lạ chính là cách khiến trẻ phát huy khả năng sáng tạo, phát triển thông minh, nhận biết thế giới.
  • Tension: Mẹ rất ngại những vết bẩn cứng đầu, khó xử lý.
  • Motivation: Mẹ luôn mong muốn con phát triển toàn diện nhất, không ngừng học hỏi và sáng tạo để giúp não bộ ngày càng thông minh và sáng suốt hơn.

Omo đã đưa ra được các Insight tiềm ẩn bên trong người Mẹ để thấu hiểu và giúp những người Mẹ giải quyết về vấn đề “đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu”. Đây là một điểm nhấn vào tâm lý người tiêu dùng vô cùng hiệu quả.

Cùng tìm hiểu thêm về Insight của Coca Cola “Share a Coke”. Trong Insight này, Coca Cola đánh mạnh vào giới trẻ. Thông qua việc in những cái tên bao bì chai một cách tinh tế và rõ ràng với đa dạng các tên thông dụng, dễ dàng cho khách hàng tìm kiếm tên của chính bản thân mình hoặc tên của người thân, bạn bè.

word image 41 Insight là gì? ví dụ về insight khách hàng

  • Truth: Giới trẻ thường thích sử dụng tên để gọi nhau hơn các danh xưng khác. Việc gọi tên không chỉ thể hiện sự thân mật, tình cảm, mà còn thể hiện sự tôn trọng và nhớ đến nhau. Thật buồn nếu như người bạn của bạn không nhớ được tên bạn phải không nè ? Đồng thời, đây cũng một cách giới thiệu tên của chính bản thân mình đối với những người ngại trong việc giới thiệu bản thân, cũng như đánh dấu chai nước là của chính mình.
  • Tension: Giới trẻ thường ngại việc thể hiện tình cảm của bản thân và thường xuyên thờ ơ, vô tâm với mọi người xung quanh, không biết cách sẻ chia. Thậm chí, chỉ sau một khoảng thời gian không gặp gỡ, liền lập tức quên ngay tên của người bạn mình.
  • Motivation: Chỉ với một chai Coca Cola không chỉ thể hiện được tình cảm sẻ chia mà còn bộc lộ được sự quan tâm với những người mình yêu thương, là một món quà trao tay vô cùng ý nghĩa.

Coca Cola vô cùng khôn khéo và không ngại trong việc thay nhãn, tìm hiểu nhiều tên thông dụng để thay đổi bao bì của bản thân. Thông qua việc này đã giúp giới trẻ tạo nên phong trào đi tìm kiếm các tên bạn bè, người thân để mua và trao tặng. Cũng như khi mỗi lần đi ngang qua gian hàng trưng bày Coca Cola chợt nhìn thấy những cái tên quen thuộc với bản thân, sẽ không chần chờ mà cho ngay vào giỏ hàng của bản thân.

5 yếu tố quan trọng bạn phải ghi nhớ khi tạo ra một insight hiệu quả:

  • Sáng tạo, mới mẻ: Sự sáng tạo những trào lưu, những xu hướng mới luôn là yếu tố cần thiết trong môi trường kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng. Thậm chí, có những kiến thức và suy nghĩ ai cũng biết nhưng chưa ai lên tiếng nói ra thì bạn hãy tận dụng những kiến thức nền tảng đó sáng tạo thành cái riêng, cái mới cho chính bản thân bạn.
  • Vững chắc: Một Insight hiệu quả phải đáp ứng yêu cầu luôn đúng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bạn hãy đặt ra nhiều giả thiết, nhiều trường hợp sẽ phải gặp để tự tạo ra nhiều hướng giải quyết, nhiều chiều nhất có thể nhé!
  • Phù hợp: hãy xác nhận chính xác nhóm khách hàng mà bạn đang muốn nhắm tới để đưa ra các Insight phù hợp nhất. Đối với mỗi nhóm tuổi khách hàng sẽ luôn có những yêu cầu, mong muốn, nguyện vọng và tâm lý khác nhau.
  • Thú vị: Phải chắc chắn rằng Insight của bạn tạo được sự cảm hứng, thoải mái và yêu thích đối với khách hàng.
  • Có thể tiến hành: Bạn phải bảo đảm về Insight của bạn có thể triển khai và lập được một bảng kế hoạch tối ưu, hiệu quả nhất nhé! Hãy xem xét các yếu tố xung quanh, tìm hiểu kĩ quá trình và các yếu tố cần thiết để thực hiện tốt nhất.

Qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm rõ được về Insight là gì? Cũng như đã tham khảo các ví dụ và tìm hiểu chuyên sâu về tầm quan trọng và cách tạo Insight rồi nhỉ? Mình hy vọng, các bạn có thể áp dụng và tạo được cho Doanh nghiệp của các bạn thật nhiều Insight hữu ích để ngày càng thành công và phát triển vượt bậc nhé!