Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ các lập trình viên thực hiện công việc lập trình được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một trong những công cụ mà đa số các lập trình viên hiện nay đang sử dụng đó là các framework. Vậy framework là gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu qua bài dưới đây.
Khái niệm framework là gì?
Chúng ta hiểu nôm na framework được coi là những chiếc khung dựng sẵn bằng code có cấu trúc. Nó cung cấp cho các lập trình viên một nguồn tài nguyên đã được sắp xếp sẵn sàng có thể sử dụng được ngay hoặc chỉ cần tùy chỉnh một chút là có thể dùng được.
Framework rất mạnh nó có thể tạo luôn ra những những kiểu ngôn ngữ mới mẻ mà đôi khi các lập trình viên muốn sử dụng được nó hoặc muốn tùy chỉnh cũng cần có thời gian để nghiên cứu và tìm tòi.
Framework chia làm 2 loại: framework fontend và framework backend.
- Framework fontend là những framework chuyên về giao diện cho ứng dụng hoặc phần mềm có thể kế tới những framework fontend nổi tiếng bậc nhất hiện nay như: bootstrap, jquery,…
- Framework backend là những framework chuyên về code hệ thống chức năng. Nói về những framework backend thì có thể kể đến những framework rất nổi tiếng như: Laravel, codeigniter,….
Ưu – nhược điểm của Framework
Dưới đây là những ưu nhược điểm của framework mà bạn cần biết trước khi lựa chọn sử dụng nó:
Ưu điểm:
- Dựng sẵn các tính năng. Đây có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người lập trình viên lựa chọn framework. Không phải ai làm lập trình viên cũng có tay nghề đến mức mà có thể xây dựng được toàn bộ tính năng của một hệ thống. Trong trường hợp có khả năng làm được hoàn thiện toàn bộ các tính năng thì sự lựa chọn cũng không nằm ở việc chúng ta mất thời gian đi thực hiện nó. Hầu hết các lập trình viên đều lựa chọn việc sử dụng các framework để lập trình vì nhiều tính năng đã được dựng sẵn của nó. Phải nói rằng việc có các tính năng dựng sẵn này tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức cho các anh lập trình viên. Bên cạnh đó thường các tính năng có sẵn được xây dựng của các framework thường có tính nhất quán, bao quát và không Bug(một trong những nỗi ám ảnh của lập trình viên).
- Có cơ chế bảo mật tốt hơn rất nhiều so với code thuần. Khi sử dụng các framework có sẵn bạn có thể yên tâm một điều đó là vấn đề bảo mật vô cùng hiệu quả. Mỗi phiên bản của các framework khi tung ra đều đề cao tính bảo mật. Là điều mà không phải dễ dàng gì đối với việc code thuần túy. Những chuẩn mã hóa mới nhất sẽ được đưa vào.
- Tiết kiệm thời gian công sức. Chung quy lại tất cả mục đích sử dụng framework có khi chỉ dùng lại ở việc tiết kiệm thời gian và công sức cho lập trình viên. Bởi như đã nêu ở trên là nó có một kho tính năng có sẵn và chế độ bảo mật tối ưu. Không cần mất quá nhiều thời gian để xây dựng. Hệ thống xây dựng nguyên bộ khung và các anh lập trình viên có thể đắp thịt để hoàn thiện dự án.
- Có cộng đồng hỗ trợ lớn. Một trong những ưu điểm tuyệt vời nữa là cộng đồng hỗ trợ dành cho mỗi framework là cực kì lớn. Chính vì vậy nếu có thắc mắc gì thì việc được giải đáp là điều dễ dàng.
- Thường miễn phí mã nguồn mở. Các framework hiện nay hầu hết là mã nguồn mở – miễn phí. Còn gì tuyệt vời hơn điều này nữa nhỉ? Chắc là không đâu?
Các dự án làm bằng framework có tính chất chặt chẽ. Các framework thường xây dựng theo cấu trúc modun chặt chẽ gồm các phần đã được xây dựng có hệ thống, liên mạch. Chính vì vậy khi sử dụng framework để làm dự án các bạn cứ thực hiện theo đúng bộ khung là đã có được một dự án có tính chặt chẽ và bố cục rõ ràng.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì còn rất nhiều ưu điểm khác mà khi bạn sử dụng nó sẽ thấy rõ.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì framework cũng có những nhược điểm có thể kể tới như:
- Bạn cần bỏ một khoảng thời gian nhất định ban đầu để “ yêu” nó. Không đơn giản để có thể sử dụng nó ngay được. Bạn cận tiếp cận nó bằng cách tìm hiểu tài liệu, thực hành và cần có cộng đồng hỗ trợ những thắc mắc. Không ngắn thì dài bạn cũng phải bỏ thời gian ban đầu ra để hiểu và sử dụng được nó
- Một số framework khá nặng nề cho hệ thống của bạn. Điều này là không thể tránh khỏi. Khi bạn lựa chọn bất kì một framework nào để thực hiện dự án thì hãy quan tâm đến nó xem có phù hợp không? Không rất có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng “dùng dao mổ voi để giết kiến”. Điều này làm hệ thống của bạn nặng nề và hoạt động ì ạch. Thật không phải là điều mà bạn hay khách hàng của bạn đang mong muốn.
- Bạn cần tuân thủ đúng cấu trúc, cú pháp của framwork bạn lựa chọn. Đối với những lập trình viên ưa tự do thì chắc điều này cũng gây ức chế không kém. Mỗi một framework sẽ quy định cú pháp đến cấu trúc bố cục thiết kế modun riêng và điều này là không thể phá vỡ. Một là bạn sử dụng nó và tuân thủ những nguyên tắc đó hai là bạn phải tự code thuần rồi!
Phân biệt Framework và CMS
Framework | CMS |
Nó là khung API dựng sẵn. Nó cung cấp cho lập trình viên bộ xương để dựa vào đó họ có thể tạo ra được những hệ thống mà họ mong muốn Ví dụ: Codeigniter, laravel,… |
Nó là: Hệ thống quản trị nội dung – có nghĩa là như thế nào? Nó có nghĩa là bạn không cần code. Nó có sẵn một hệ thống cho bạn có thể đi vào hoạt động trơn chu. Việc của bạn là quản trị nội dung theo ý mình. Ví dụ CMS nổi tiếng bấc nhất hiện nay: wordpress |
Top 5 Framework phổ biến hiện nay 2021
Dưới đây là chia sẻ về 5 framework nổi tiếng mà bạn nên xem qua trước khi lựa chọn để sử dụng
- Laravel – Hiện nay đang là một trong những framework – backend phổ biến và được nhiều lập trình viên sử dụng nhất
- Codeigniter – là framework – backend dễ sử dụng và cài đặt nhất.
- Bootstrap – Là framework- frontend phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
- CakePHP – là framework – backend cũng được nhiều lập trình viên sử dụng
- .NET Framework là framework – backend được nhiều lập trình viên sử dụng
Kết bài
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về framework. Hi vọng phần nào giải đáp được các thắc mắc của các bạn về vấn đề này.