Kim cương nhân tạo là gì? Giá mắc không? Update 11/2024

Kim cương nhân tạo là một trong những kim loại được điều chế nhân tạo. Đặc biệt được sử dụng nhiều trong làm đồ trang sức. Tìm hiểu ngay bài viết sau đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về kim cương nhân tạo và cách phân biệt với kim cương tự nhiên.

Kim cương nhân tạo là gì?

Kim cương nhân tạo (hay kim cương tổng hợp) là loại kim cương được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Kim cương nhân tạo không phải là kim cương được tạo ra trong môi trường tự nhiên.

Kim cương nhân tạo là gì?
Kim cương nhân tạo là gì?

Để thực hiện tổng hợp được kim cương nhân tạo thì đòi hỏi vào dựa trên nhiều yếu tố điều kiện nghiêm ngặt. Đặc biệt để có thể tạo ra được chúng sở hữu tính chất hóa học và vật lý giống như kim cương tự nhiên là điều còn khó khăn hơn.

Tuy nhiên, hiện nay người ta đã có thể tạo ra được kim cương nhân tạo có các thành phần vật lý tương tự như kim cương tự nhiên. Thậm chí, kim cương nhân tạo còn có thể cứng hơn cả kim cương tự nhiên.

> Xem thêm: Bạch kim là gì? Phân biệt bạch kim và vàng trắng

Đặc điểm tính chất của kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo có tính chất vật lý tương tự như kim cương tự nhiên:

  • Thành phần chính là cacbon (C)
  • Tỷ trọng riêng: 3,52 g/cm3
  • Chiết suất: 2,42
  • Độ cứng: 10
  • Kim cương nhân tạo có cấu trúc tương tự kim cương tự nhiên.
Kim cương nhân tạo có cấu trúc tương tự kim cương tự nhiên
Kim cương nhân tạo có cấu trúc tương tự kim cương tự nhiên

Kim cương nhân tạo có khả năng chịu áp suất gấp 1,3 triệu lần áp suất không khí theo chiều nhất định. Đặc biệt chúng an toàn với áp suất 600.000 lần từ các chiều khác nhau. Như vậy có thể hiểu rằng kim cương nhân tạo thậm chí còn cứng hơn cả kim cương tự nhiên.

Cách để tạo ra kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo đòi hỏi cần phải có một môi trường tự nhiên để hình thành. Về cả điều kiện vật liệu, áp lực, nhiệt độ,… phải đáp ứng đầy đủ và giống với môi trường hình thành của kim cương tự nhiên.

Có 2 phương pháp phổ biến nhất để tạo ra kim cương nhân tạo:

  • Cao áp cao nhiệt HPHT: đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ và áp suất cao để tái tạo môi trường như môi trường tái tạo kim cương tự nhiên ở trong lòng đất
  • Bốc hơi lắng tụ hóa học CVD: đây là phương pháp sử dụng sự bốc hơi của hợp chất khí C. Sau đó dưới tác động của plasma sẽ tạo ra phân chia phân tử. Đến khi chỉ còn cacbon lắng tụ và hình thành nên kim cương nhân tạo.

Kim cương nhân tạo có giá khá cao bởi chúng cần điều kiện như thực tế để tạo thành. Bởi để tạo ra các môi trường tự nhiên để hình thành kim cương là vô cùng tốn kém.

Phân biệt kim cương nhân tạo với đá Cubic Zicronia

Rất nhiều các loại đá lấp lánh được gắn mác là kim cương nhân tạo. Trong đó phổ biến nhất vẫn là loại đá Cubic Zicronia. Đây là loại đá khá rẻ nhưng lại sở hữu sự lấp lánh với đặc tính quang học vượt trội. Chính vì vậy nên nó đẹp và long lanh hơn cả kim cương.

Cần phân biệt kim cương nhân tạo và đá CZ
Cần phân biệt kim cương nhân tạo và đá CZ

Song, mặc dù sở hữu vẻ bề ngoài khá đẹp nhưng đá Cubic Zicronia lại thua xa về độ cứng cũng như giá trị của nó. Để phân biệt cũng khá đơn giản với 2 phương pháp chính:

  • Tính tỷ trọng: Trọng lượng (carat) = Đường kính (mm) x Đường kính (mm) x cao (mm) x 0,0061. Nếu kết quả ra gần bằng 3,52 thì đó là kim cương. Nhưng nếu tỉ trọng ra gần bằng 5,5 cho đến 6 thì đó là đá CZ.
  • Dùng giấy nhám corundum: sử dụng giấy nhàm lên bề mặt kim cương sẽ không bị trầy xước (lưu ý giấy nhám corundum có độ cứng 9). Tuy nhiên nếu chà lên đá CZ sẽ làm viên đá bị mờ và trầy xước.

Ngoài đá CZ thì bạn cũng cần phải phân biệt kim cương nhân tạo với đá Moissanit. Đơn giản bằng cách sử dụng một chùm ánh sáng lớn chiếu vào, nếu ánh sáng khúc xạ nhiều màu, chùm sáng rộng, dài thì đó là đá Moissanite. Nếu ánh sáng khúc xạ chùm không màu và ngắn thì đó chính là kim cương.

Kim cương nhân tạo có giá bao nhiêu?

Để tạo ra kim cương nhân tạo vô cùng tốn kém. Chính vì vậy nên giá của kim cương nhân tạo không hề rẻ như nhiều người lầm tưởng. Thậm chí giá của kim cương nhân tạo còn có thể cao hơn cả giá của kim cương tự nhiên. Vì vậy nên kim cương nhân tạo thường không được sử dụng phổ biến trên thị trường

Chủ yếu sản lượng kim cương nhân tạo trên thế giới có đến 80% ứng dụng trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu khoa học. Trong khi số còn lại thì dành cho trang sức.

Như vậy trên đây là toàn bộ tất cả kiến thức về kim cương nhân tạo mà Vay Tài Chính muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt cũng như quyết định chọn mua trang sức kim cương.