Kinh doanh xanh là gì?
Kinh doanh xanh là những hoạt động kinh doanh không gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường ở địa phương hay trái đất, không gây ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng hoặc nền kinh tế.
Doanh nghiệp kinh doanh xanh luôn phải có trách nhiệm với môi trường cũng như cộng đồng, tuân thủ những quy tắc và điều lệ có lợi cho trái đất, con người và cộng đồng.
Các doanh nghiệp xanh luôn thu hút người tiêu dùng vì sự quan tâm và bảo vệ môi trường, giúp cho đời sống của người lao động ngày một tốt lên. Đặc biệt, luôn không ngừng sáng tạo, cải tiến sản phẩm để giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường.
Để có thể trở thành doanh nghiệp xanh, bạn sẽ không chỉ thay đổi một lần mà còn là sự nỗ lực thường xuyên, học hỏi và cải thiện không ngừng.
Kinh doanh xanh – Giải pháp bảo vệ trái đất
Những tiêu chí đánh giá kinh doanh xanh
Có 3 tiêu chí đánh giá doanh nghiệp đạt kinh doanh xanh:
- Tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường;
- Tuân thủ quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường;
- Tuân thủ hồ sơ quản lý về môi trường và các vấn đề liên quan khác.
Nhưng yếu tố cần lưu ý là quy chuẩn hệ thống xử lý nước thải, xả thải công nghiệp, giảm tác hại đối với môi trường sống của người dân…
Phương pháp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh xanh
Bước 1: Tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp xanh cần thực hiện đúng những gì mình đã cam kết về các nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan đến công việc kinh doanh.
Bước 2: Phát triển hệ thống quản lý môi trường
Chắc chắn các doanh nghiệp xanh phải tạo ra không gian làm việc thân thiện với môi trường cho người lao động, tận dụng những nguồn năng lượng từ thiên nhiên.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thiết kế một hệ thống quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu với môi trường và khuyến khích thực hiện doanh nghiệp xanh.
Bước 3: Thực hiện mua sắm xanh
Doanh nghiệp sẽ mua sắm những sản phẩm thân thiện với môi trường như:
- Những vật liệu tái chế sinh học hoặc đã qua sử dụng
- Các chế phẩm sinh học
- Những sản phẩm không gây độc hại
- Những sản phẩm tiết kiệm năng lượng
- Những sản phẩm làm mới hoặc tái chế
- Những sản phẩm nội địa
Bước 4: Sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả
Sử dụng nguồn năng lượng hợp lý chính là phương thức kinh doanh thông minh. Bước này góp phần cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp.
Trong chiến lược quản lý của môi trường thì việc sử dụng hiệu quả năng lượng là yếu tố chính.
Bước 5: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải
Mọi ngành kinh doanh đều tạo ra rác thải là điều không thể phủ nhận. Có một số ngành chỉ bao gồm giấy hoặc nước thải, nhưng có những ngành lại thải ra nhiều chất thải nguy hiểm, đòi hỏi những phương pháp xử lý đặc biệt hơn.
Dù có phân loại rác hay xử lý khối rác thải thì đều rất tốn kém, doanh nghiệp buộc phải trả 2 lần tiền cho những gì họ sử dụng.
Vậy nên hạn chế thải rác là phương án tốt để tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu thực hiện đồng bộ thì có thể nâng cao tính hiệu quả, năng suất và hình ảnh của doanh nghiệp.
Quy trình quản lý rác thải trong quá trình vận hành kinh doanh:
- Dùng những sản phẩm đã dùng hoặc tái chế
- Bỏ đi những sản phẩm đóng gói không cần thiết
- Tối ưu hoá việc dùng các loại giấy tờ hay những sản phẩm tự phân hủy, thân thiện với môi trường
Bước 7: Tiết kiệm nước
Sử dụng và tiết kiệm nước là cách giúp doanh nghiệp bảo vệ nguồn tài nguyên quý, giảm chi phí liên quan đến việc mua, làm nóng, dùng và xử lý nước.
Cách tiết kiệm nước là dùng những công nghệ tốt kết hợp các thiết bị tiết kiệm nước; thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn nước và các thiết bị vệ sinh thường xuyên để tránh rò rỉ, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nguồn nước.
Bước 8: Xây dựng chiến lược Marketing xanh
Doanh nghiệp muốn xanh phải có chiến lược Marketing xanh cho mình. Từ đó làm gia tăng giá trị thương hiệu, đảm bảo thị phần của doanh nghiệp với số lượng khách hàng có quan tâm đến vấn đề môi trường.
Chắc hẳn bạn đã hiểu nhiều hơn về vấn đề kinh doanh xanh và cách làm ra sao để hướng đến mô hình kinh doanh xanh, bảo vệ môi trường.