Lợi tức là gì? Các loại lợi tức trên thị trường Update 04/2024

Trong kinh tế học, lợi tức dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận (lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Trong các trường hợp khác nhau, thì lợi tức có tên gọi khác nhau, trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi nhuận, lời…

Để tìm hiểu rõ hơn về các loại lợi tức trước hết chúng ta phải hiểu rõ lợi tức là gì?

Lợi tức là gì?

Lợi tức là một khái niệm được xét dưới hai góc độ: góc độ của người cho vay và góc độ của người đi vay.

Lợi tức là gì?
Lợi tức là gì?

Cụ thể được hiểu như sau.

Góc độ cửa người cho vay hay nhà đầu tư vốn

Lợi tức được hiểu là số tiền tăng thêm trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi nhà đầu tư đem đầu tư một khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức.

Góc độ của người đi vay hay người sử dụng vốn

Lúc này lợi tức được hiểu là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.

Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như: Người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai.

Khoản tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ.

Ví dụ:

Bạn vay ngân hàng 20.000.000 đồng trong thời hạn 6 tháng, với lãi suất một năm là 15%.

Sau 6 tháng, số tiền bạn phải trả cho ngân hàng là 21.500.000 đồng, trong đó 20.000.000 là số tiền gốc mà bạn vay ngân hàng, 1.500.000 đồng là số tiền lãi trong 6 tháng vay (Lãi suất được tính theo dư nợ ban đầu).

Từ đó nên hiểu, 1.500.000 đồng gọi là lợi tức mà ngân hàng thu được bằng việc cho bạn vay tiền.

Như vậy có thể thấy rằng, lợi tức về cơ bản là khái niệm có sự đa dạng, được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực hoạt động từ kinh doanh đến các hoạt động đầu tư, tài chính.

Các loại lợi tức trên thị trường hiện nay

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Trên cơ sở chiết khấu, trái phiếu kho bạc được niêm yết giá, lợi nhuận được tạo ra nhờ sự chênh lệch giữa 2 con số. Nghĩa là nó sẽ nêu rõ tổng số tiền mà khách hàng đang nắm giữ trái phiếu được trả khi đáo hạn và nhà đầu tư trả giá thấp hơn để mua nó.

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng
Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Để tính được lợi tức phải chuyển số tiền chênh lệch đó sang tỷ lệ phần trăm hàng năm. Trường hợp này, lợi tức sẽ được tính bằng công thức đơn giản là khoản chiết khấu chia cho mệnh giá, nhân với 360 và sau đó chia cho số ngày còn lại đến khi đáo hạn.

Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Lợi tức theo thời gian nắm giữ là loại lợi tức được tính trên cơ sở thời gian nắm giữ. Vì vậy, không cần phải biết chính xác số ngày như cách tính lợi tức chiết khấu ngân hàng.

Lợi tức hiệu dụng năm

Đây là loại lợi tức có thể cung cấp cách tính lợi tức chính xác hơn, đặc biệt là khi có sẵn các cơ hội đầu tư thay thế áp dụng việc tính lãi suất kép. Lúc này lãi kép chính là lãi thu được từ lãi.

Lợi tức thị trường tiền tệ

Lợi tức thị trường tiền tệ hay gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi. Chỉ số này dùng để so sánh lợi tức của trái phiếu kho bạc với lãi từ một công cụ thị trường tiền tệ.

Theo đó, công cụ thị trường tiền tệ niêm yết giá dựa trên cơ sở 360 ngày nên lợi tức thị trường tiền tệ cũng được tính dựa trên 360 ngày. Những khoản đầu tư này thường ngắn hạn, đồng thời được phân loại như các khoản tương đương tiền.

Tỷ suất lợi tức là gì?

Tỷ suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ trường hợp cụ thể khác).

Tỷ suất lợi tức là gì?
Tỷ suất lợi tức là gì?

Trong lĩnh vực vay vốn thì tỷ suất lợi tức được hiểu đơn giản là lãi suất cho vay.

Ví dụ:

Bạn vay ngân hàng 50.000.000 đồng trong 1 năm, sau 12 tháng bạn phải trả cho ngân hàng tổng số tiền là 58.500.000 đồng, trong đó 50.000.000 đồng là tiền gốc, 8.500.000 đồng là tiền lãi.

Suy ra:

– Lãi suất ngân hàng cho vay = 8.500.000/20.000.000 = 0,17 = 17%/năm.

– Tỷ suất lợi tức = 17%/năm.

Thuế lợi tức là gì?

Thuế lợi tức là một loại thuế trực thu đánh vào lợi tức do các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra. Theo Điều 1, luật thuế lợi tức quy định đối tượng phải nộp thuế lợi tức như sau:

“Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này.”

Nộp thuế lợi tức bao nhiêu?

Căn cứ Điều 10, Điều 11 Luật Thuế lợi tức thì các tổ chức, cá nhân phải nộp thuế lợi tức theo ngành nghề kinh doanh. Cụ thể như sau:

Điều 10

Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến, nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quy định sau đây:

1 – Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản, thuỷ sản; xây dựng, vận tải: 30%.

2 – Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác: 40%.

3 – Thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại: 50%.

Đối với hộ tư nhân kinh doanh, nếu có lợi tức hàng tháng trên sáu triệu đồng, thì ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định, còn phải nộp thêm thuế lợi tức bổ sung do Hội đồng Nhà nước quy định.

Điều 11

1 – Hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế lợi tức theo thuế suất khoán tính trên doanh thu quy định dưới đây:

a) Đối với ngành sản xuất, xây dựng, vận tải: 1%

b) Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ: 2%.

2 – Hộ kinh doanh nhỏ là hộ có doanh thu chịu thuế bình quân tháng đối với từng ngành như sau:

a) Ngành sản xuất, thương nghiệp: Đến ba triệu đồng.

b) Ngành ăn uống: Đến một triệu năm trăm nghìn đồng.

c) Ngành sản xuất gia công, vận tải, xây dựng, dịch vụ: Đến bảy trăm năm mươi nghìn đồng.

3 – Cơ sở kinh doanh buôn chuyến nộp thuế lợi tức theo tỷ lệ khoán trên doanh thu tính thuế là: 3%.

Như vậy có thể thấy rằng, lợi tức là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, bản chất của nó là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng…

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể trả lời được cho mình câu hỏi lợi tức là gì, bên cạnh đó những thông tin này có thể giúp các bạn hiểu thêm về lợi tức, những loại lợi tức trên thị trường cũng như cách thu thuế lợi tức như thế nào.