Mô hình C2B, C2C là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C Update 11/2024

Thời đại công nghệ 4.0 đang bao trùm xã hội. Vì vậy, công nghệ thông tin có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn tới đông đảo mọi tầng lớp. Thị trường thương mại điện tử đang dần khẳng định chỗ đứng vững chắc cho mình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đang gia tăng từng ngày, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời mô hình kinh doanh điện tử thương mại, tiêu biểu có thể kể tới như: B2B, B2C, C2B, C2C. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn mở mang thêm kiến thức về hai dạng mô hình phổ biến là B2C và C2C.

Mô hình kinh doanh C2B là gì?

C2B là cách viết tắt của cụm từ customer to business. Bạn đọc có thể dễ dàng hiểu đây là hình thức kinh doanh giữa người tiêu dùng cá nhân hướng tới doanh nghiệp. Cụ thể, cá nhân sẽ tạo ra các giá trị, và doanh nghiệp đóng vai người mua theo yêu cầu giá của riêng họ. Ngoài ra, cá nhân có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp và được họ trả tiền. Mô hình kinh doanh này là một phương thức đảo ngược hoàn toàn của mô hình kinh doanh truyền thống.

Sự ra đời của hình thức này do Internet kết nối các nhóm người với mạng đa chiều. Hơn nữa, mô hình C2B giúp giảm thiểu chi phí công nghệ.

Mô hình kinh doanh C2C là gì?

word image 9 Mô hình C2B, C2C là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Tương tự như trên, C2C được viết tắt từ cụm Customer to customer. Đây là hình thức kinh doanh giữa các cá nhân với nhau. Đó có thể là công đoạn giao dịch giữa các khách hàng hoặc giữa những người tiêu dùng, tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ có cơ hội được lưu thông, trao đổi rộng rãi hơn kể cả đối với số lượng thấp.

Thông thường, khách hàng có nhu cầu mua sắm thường tìm tới các doanh nghiệp, cửa hàng. Nhưng mô hình C2C giúp người tiêu dùng tiếp cận được tới đa dạng chủng loại mặt hàng hơn. Họ có thể được tự mình định giá sản phẩm hoặc thương lượng về giá thành. Đây là những nhu cầu mà các công ty khó có thể đáp ứng được.

Cách hình thức kinh doanh của mô hình thương mại điện tử C2C

Đấu giá

word image 11 Mô hình C2B, C2C là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Đây là cách thức người tiêu dùng có thể thực hiện công đoạn giao dịch thông qua một bên thứ ba khác. Đơn giản nhất là các trang web như ebay, chodientu, aha,…

Người muốn mua hàng trực tuyến sẽ phải làm hồ sơ để được tham dự buổi thầu. Nhà thầu đưa ra giá cao nhất cho sản phẩm sẽ có được nó.

Tuy nhiên, tham dự đấu giá qua các trang web điện tử sẽ tiềm ẩn rủi ro lừa đảo. Do đó, khách hàng cần chọn cho mình những trang uy tín để mở thầu.

Trao đổi

word image 12 Mô hình C2B, C2C là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Những món đồ được người tiêu dùng định giá ngang bằng nhau sẽ được nhượng qua lại hai bên. Đây là cách thức mua hàng online không cần dùng tới tiền tệ, giúp khách hàng đẩy được những món đồ không có nhu cầu giữ lại sang cho đối tượng đang cần chúng.

Có hai hình thức trao đổi phổ biến đó là các khách hàng gặp gỡ nhau để trao đổi sản phẩm. Hình thức thứ hai là trao đổi thông tin.

Dịch vụ hỗ trợ

word image 13 Mô hình C2B, C2C là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Việc mua bán trao đổi trực tuyến sẽ có thể xảy ra những rủi ro khi mà hai bên giao dịch đều là đối tượng xa lạ với nhau. Khi này, rất cần một tổ chức trung gian ở giữa để ngăn chặn sự gian lận cũng như bảo vệ quyền lợi cho đôi bên.

Công ty trung gian uy tín nhất hiện nay có thể kể tới là Paypal.

Bán tài sản ảo

word image 14 Mô hình C2B, C2C là gì? Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C

Phổ biến và thông dụng nhất là phương thức giao dịch các món hàng trong trò chơi online. Những gamer thắng trận đấu thường hay bán những món phần thưởng không có nhu cầu sử dụng. Hoặc các sản phẩm trong game khi được gia tăng giá trị, game thủ hay chọn cách giao dịch lại cho bạn chơi khác để hưởng món tiền lời chênh lệch. Cách thức này do người tiêu dùng tự căn chỉnh, theo dõi mà không được giám sát, nên cũng hay xảy ra tình trạng bị mất đồ mà không được hoàn tiền.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp khá tổng quan cho các bạn về mô hình C2B và C2C. Hy vọng bạn đọc nắm vững được các kiến thức sẽ vận dụng thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử.