Trái phiếu ngân hàng là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Chương I Quyết định số 212/QĐ-NH1 về việc ban hành thể lệ phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển thì định nghĩa của trái phiếu ngân hàng cụ thể như sau:
“Trái phiếu Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển – gọi tắt là trái phiếu ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên một thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ của các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó cam kết, trả lãi và gốc cho người mua (hoặc người sở hữu) sau một thời gian nhất định. Về phía người mua, trái phiếu Ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn mà quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số tiền mua trái phiếu.”’
Phát hành trái phiếu ngân hàng
Đối tượng phát hành
Theo Điều 4 Chương I Quyết định số 212/QĐ-NH1 thì:
“Các tổ chức tín dụng sau đây nếu có đủ các điều kiện quy định ở điều 19 của Thể lệ này đều có thể phát hành trái phiếu ngân hàng.
– Các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng đầu tư và phát triển.
– Các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty tài chính cổ phần.”
Mua trái phiếu ngân hàng Techcombank cách đầu tư của những người giàu
Các ngân hàng phải nắm rõ quy định phát hành trái phiếu của pháp luật
Điều 19 quy định:
“Các tổ chức tín dụng nói ở điều 4 muốn được phép phát hành trái phiếu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Hoạt động ổn định trên 3 năm, kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển và có bộ máy quản lý tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
2- Có vốn cổ phần pháp định hay vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ VND.
3- Được phép bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4- Đáp ứng đầy đủ các thủ tục phát hành theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong thể lệ này.”
Thủ tục xin phát hành trái phiếu
Khi đã đáp ứng đủ Điều kiện của Điều 4 và Điều 19 thì các tổ chức tín dụng sẽ làm thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành với hồ sơ như sau:
a. Đối với các tổ chức tín dụng phát hành không thường xuyên
1- Báo cáo kết quả hoạt động trong 2 năm gần nhất (báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả lỗ, lãi), báo cáo tình hình tài chính của đơn vị. Các báo cáo tài chính phải được một số tổ chức kiểm toán được Ngân hàng Nhà nước thừa nhận hoặc cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước xác nhận.
2- Đơn xin phát hành trái phiếu. Trong đơn cần giải trình mục đích phát hành, tổng giá trị phát hành, thời hạn các loại mệnh giá, lãi suất, phạm vi phát hành, cách thức và địa điểm trả lãi, trả gốc. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần phải gửi thêm nghị quyết về phát hành trái phiếu do Đại hội cổ đông hoặc hội đồng quản trị thông qua.
3- Nội dung thông cáo phát hành trái phiếu ra công chúng. Trong thông báo phát hành phải bao gồm các nội dung nói ở điểm 1.2 trên đây.
4- Mẫu trái phiếu sẽ phát hành. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước phải thông báo kết quả xét duyệt cho ngân hàng nộp đơn xin phát hành biết nếu hồ sơ xin phát hành đã đáp ứng đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b. Đối với các tổ chức tín dụng phát hành thường xuyên:
Các thủ tục xét duyệt quy định trong điều 20.1 trên đây chỉ áp dụng cho lần phát hành đầu tiên. Trong những lần phát hành tiếp sau, tổ chức tín dụng cần gửi các hồ sơ nói trên cho Ngân hàng Nhà nước để thông báo 5 ngày trước khi đăng ký thông báo phát hành.”
Quy định về trái phiếu ngân hàng
Loại tiền tệ
Theo Điều 7 Chương I Quyết định số 212/QĐ-NH1 quy định:
“Trái phiếu ngân hàng phát hành bằng đồng Việt Nam (VND) và được phát hành trong phạm vi cả nước.
Trường hợp phát hành trái phiếu để huy động vốn từ nước ngoài sẽ có quy định riêng phù hợp với các quy định luật pháp về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.”
Thời hạn
Theo Điều 11 của Quyết định này thì
“Thời hạn của trái phiếu ngân hàng là 01 năm trở lên. Thời hạn cụ thể do các tổ chức tín dụng quyết định tùy theo phương án sử dụng vốn huy động từ trái phiếu.
Trái phiếu phát hành cùng một đợt được ghi cùng một thời hạn và được thanh toán vào cùng một thời điểm .”
Xem thêm: Thị trường biến động: Mua trái phiếu ngân hàng có phải là giải pháp đầu tư hiệu quả
Thời gian của trái phiếu từ 1 năm trở lên
Lãi suất
Theo quy định của pháp luật thì lãi suất sẽ do các tổ chức tín dụng ấn định dựa trên cơ sở cung và cầu về số vốn trên thị trường sao cho có thể tạo được sự khuyến khích với người gửi vốn dài hạn, người vay có thể chấp nhận được và tổ chức tín dụng vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
Mệnh giá
Theo Điều 14 quy định “Mệnh giá trái phiếu là số tiền ghi trên trái phiếu lúc phát hành và có giá trị tối thiểu là 500.000 VND. Các loại mệnh giá lớn hơn được xác định bằng bội số của mệnh giá tối thiểu.”
Để phát hành trái phiếu hiện nay không phải là một điều dễ dàng với các ngân hàng vì đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu từ pháp luật. Do đó bạn nên tìm hiểu và nắm rõ quy định về phát hành trái phiếu ngân hàng để hoàn thành thủ tục đăng ký hiệu quả.