Những lý do làm nên tính thanh khoản của đồng Peso Mexico Update 04/2024

Nếu bạn là một người thường xuyên thực hiện các giao dịch  trên thị trường ngoại hối hay đơn giản là người có sở thích tìm hiểu về đồng tiền các nước thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua đồng tiền đến từ một quốc gia xinh đẹp nằm ở phía Bắc Mỹ – Peso Mexico. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lý do để giải thích cho việc đồng tiền này đang là một loại ngoại tệ có tính thanh khoản rất cao. Đặc biệt là nếu bạn đang có ý định muốn tham gia vào các giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối.

Đồng Peso của Mexico

(Ảnh: Internet)

Giới thiệu về đồng Peso Mexico

Peso là đơn vị tiền tệ chính thức của đất nước Mexico. Nó có kí hiệu là “$”, gần giống với đồng đô la Mỹ vì nó lấy tên từ tiền tệ Mexico – Tây Ban Nha. Mã ba ký tự chuẩn quốc tế của đồng tiền này là MXN. Đồng Peso của Mexico bắt đầu được đưa lên mức tốt nhất so với đồng đô la Mỹ bắt đầu vào tháng 8 năm 2018 kể từ khi cuộc biểu tình vào tháng 12 diễn ra. Đồng thời, đồng tiền của nước này cũng đang nằm ở vị trí đáng ghen tị khi đây là đồng tiền duy nhất tăng giá so với đồng đô la trong năm nay.

Những lý do làm nên tính thanh khoản của đồng Peso Mexico

Trên thị trường ngoại hối, Peso Mexico luôn được đánh giá là đồng tiền có giá trị với tính thanh khoản cao. Điều này một phần đến từ những lý do sau đây.

Một nền kinh tế chính trị ổn định

Mexico là một đất nước có nền chính trị tương đối ổn định. Nếu so sánh với các nước Mỹ Latinh khác thì Mexico đã được hưởng lợi ích nhờ vào việc vượt qua các cơn bão xã hội và chính trị một cách thành công vào năm 2019. 

MXN đã chuyển từ đồng tiền của một nền kinh tế đang phát triển chậm chạp và “buồn ngủ” trở thành một công cụ tài chính quốc tế trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong khi mà các hoạt động kinh doanh ngoại hối đang trở nên nóng hơn bao giờ hết thì sự tăng trưởng của đồng tiền này càng được phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Là đất nước được hưởng lợi trong thương mại toàn cầu

Sự thay đổi trong thương mại toàn cầu mang lại rất nhiều lợi ích cho Mexico. Theo đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã thúc đẩy sự chuyển đổi trong thương mại toàn cầu, hướng tới việc phát triển “phi toàn cầu hóa” chuỗi cung ứng. Lao động giá rẻ không còn là động lực để chi phối các hoạt động của sản xuất.

Do vậy mà nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại mặt hàng phổ biến như quần áo, điện tử đã buộc các nhà sản xuất phải thay đổi lại địa điểm sao cho sản xuất gần hơn với thị trường tiêu thụ của họ.  Mexico lại là quốc gia nằm ngay cạnh nhóm khách hàng tiêu dùng lớn nhất trên thế giới là Mỹ, điều này khiến cho giá cả của Mexico tăng lên, kéo theo đó đồng Peso cũng tăng giá trong dài hạn.

Lợi thế vị trí địa lý

Do Mexico và Hoa Kỳ có cùng chung một đường biên giới, một mối quan hệ mở rộng các hiệp định thương mại và tranh chấp về vấn đề nhập cư. Chính sự gần gũi về mặt địa lý như thế đã ảnh hưởng đến giá trị của đồng Peso.

Các vùng thịnh vượng biên giới tham gia vào các hoạt động thương mại và bổ sung tính thanh khoản của đồng Peso Mexico một cách đáng kể. 

Cặp đồng tiền USD/MXN

Theo nhận định chuyên môn từ Giao Dịch Smart, cặp đồng tiền USD/MXN là cặp MXN có tính thanh khoản cao nhất. Cụ thể, về mặt thương mại, Hoa Kỳ đã xuất khẩu tới 256 tỷ USD hàng hóa sang Mexico vào năm 2019 và nhập khẩu thêm 358 tỷ giá trị hàng hóa. Điều này đã thực sự làm tăng tính thanh khoản một cách đáng kể cho đồng Peso.

Tính thanh khoản của đồng Peso

(Ảnh: Internet)

Dầu thô

Đồng Peso của Mexico thường thay đổi theo giá năng lượng bởi vì lượng dự trữ dầu mỏ khổng lồ của Mexico cung cấp một loại hình đảm bảo thế chấp cho việc huy động vốn. Nguồn tiền từ việc đi vay cho phép chính phủ Mexico thu về được các quỹ cho việc chi tiêu trong nước. 

Các tổ chức cho vay quốc tế sẵn sàng đầu tư và chấp nhận mức rủi ro ở các nước thống trị về lĩnh vực dầu mỏ khi giá dầu thô tăng cao. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa đồng Peso của Mexico và dầu thô cũng khiến đồng tiền này trở thành một điều hấp dẫn để đầu cơ giá dầu.

Là một trong các quốc gia thành viên trong lĩnh vực sản xuất dầu, Mexico cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng nguồn cung của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) cộng thêm với áp lực do giá dầu giảm sau năm 2013. Sự sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu vào đầu năm 2020 vừa qua cũng khiến giá trị của đồng peso giảm.

Lãi suất cao và sự biến động tỷ giá thu hút các nhà đầu cơ

Lãi suất của ngân hàng trung ương của Mexico là 7,25% so với mức lãi suất mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là 1,5% đến 1,75%. Sự kết hợp giữa chênh lệch lãi suất và sự biến động thấp trong cặp tiền tệ USD/MXN đã thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia vào các giao dịch bán USD, mua MXN. 

Một đợt giảm lãi suất khác dự kiến sẽ được diễn ra khi Ngân hàng Trung ương Mexico họp vào ngày 13 tháng 2 trong năm tới, dựa trên kỳ vọng lạm phát tiếp tục ở mức thấp và nền kinh tế Mexico vẫn đang là một nền kinh tế yếu.

Như vậy, qua các yếu tố đã được đề cập ở phần trên, chúng ta thấy được phần nào bức tranh về tính thanh khoản của đồng tiền Peso Mexico. Mexico vẫn đang nỗ lực từng ngày vực dậy nền kinh tế phát triển có phần chậm chạp và việc đồng tiền của nước này đang trở thành đồng tiền có tính thanh khoản cao hay một đồng tiền mạnh trong thương mại quốc tế chính là một dấu hiệu khởi sắc cho những sự phát triển kinh tế trong tương lai tại đất nước xinh đẹp này. Đồng thời, đây cũng được coi như là một gợi ý đáng cân nhắc cho những người đang tham gia các giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối.