Nợ xấu là gì? Các nhóm nợ xấu ngân hàng và ảnh hưởng của nó Update 05/2024

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu (tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Non-Performing Loan, viết tắt là NPL hoặc cụm từ Bad Debt) hay còn gọi là nợ khó đòi, là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay, điều này thường xảy ra khi người đi vay đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. 

Nợ xấu sẽ gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Ví dụ: Khách hàng A vay ngân hàng B số tiền 50 triệu đồng, thời hạn vay là 24 tháng. Trong suốt quá trình vay, khách hàng A không thanh toán đúng hạn khoản nợ (cả lãi và gốc). Khi các khoản nợ đã quá hạn trên 30 ngày thì khách hàng A được xem là đang bị nợ xấu tại ngân hàng B. Lịch sử tín dụng của khách hàng A sẽ được lưu trên hệ thống tín dụng CIC gây ảnh hưởng đến các khoản vay mới sau này tại các tổ chức tín dụng khác.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi

Thông tin nợ xấu của khách hàng khi vay vốn sẽ được lưu trữ trên 2 trung tâm tín dụng:

  • CIC: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, được điều hành bởi ngân hàng nhà nước
  • PCB: Công ty cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam. Đây là trung tâm tín dụng được điều hành bởi công ty trung tâm tín dụng tư nhân

Trước đây các ngân hàng hay tổ chức tín dụng chủ yếu tra cứu thông tin nợ xấu của khách hàng trên CIC nhưng hiện nay cả CIC và PCB đều được sử dụng song song để kiểm tra thông tin nợ xấu.

Các nhóm nợ xấu trong hoạt động cho vay tại ngân hàng 

Hệ thống CIC phân loại nợ của khách hàng khi vay vốn theo 5 nhóm sau đây:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Các khoản nợ trong hạn;
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khi vay vốn nếu khách hàng quá hạn trả nợ từ 1 đến 10 ngày sẽ phải chịu thêm lãi phạt quá hạn 150%)
  • Khách hàng thuộc nhóm 1 vẫn có thể được chấp nhận cho vay vốn.
  • Nợ nhóm 1 chưa được xếp vào nợ xấu

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
  • Khách hàng rơi vào nợ nhóm 2 sẽ bị hạn chế khả năng cho vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính. Nếu được cho vay bạn phải đáp ứng điều kiện khắt khe: chứng minh thu nhập, chứng minh lý do phát sinh nợ do khách quan…
  • Thời gian xóa nợ nhóm 2 hoàn toàn là 12 tháng sau khi thanh toán đầy đủ khoản vay quá hạn 

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi với lý do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
  • Khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 3 sẽ không được chấp nhận cho vay vốn
  • Thời gian xóa nợ hoàn toàn là 5 năm

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
  • Khách hàng có nợ xấu nhóm 4 không được chấp nhận cho vay vốn tại các tổ chức tín dụng
  • Thời gian xóa nợ là 5 năm 

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nhóm này bao gồm các khoản nợ:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
  • Khách hàng không được chấp nhận cho vay vốn tại các tổ chức tín dụng
  • Thời gian xóa nợ hoàn toàn là 5 năm

Trong 5 nhóm nợ nói trên, nợ xấu được xác định là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trước khi phê duyệt khoản vay cho khách hàng sẽ kiểm tra thông tin nợ xấu. Những khách hàng bị xếp vào nợ xấu nhóm 3, 4, 5 thì sẽ không được chấp nhận cho vay các khoản vay mới tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Hệ thống dữ liệu sẽ lưu trữ thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng trong vòng 1 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi quá hạn.

Các nhóm nợ xấu

Thông tin nợ xấu được lưu trữ trên hệ thống CIC

Các nguyên nhân phát sinh nợ xấu 

Nợ xấu trong hoạt động tín dụng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về cơ bản sẽ do các nguyên nhân sau đây:

  • Khách hàng vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng mà thanh toán không đúng hạn các khoản nợ (cả lãi và gốc). 
  • Khách hàng quên hoặc cố tình thanh toán chậm các khoản phí phạt khi chậm thanh toán khoản vay cho ngân hàng hoặc công ty tài chính, chậm thanh toán thẻ tín dụng
  • Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng mất kiểm soát, không thanh toán số tiền tối thiểu theo quy định khi đến hạn thanh toán
  • Phát sinh nợ quá hạn khi không thanh toán đúng hạn các khoản nợ khi mua hàng trả góp như điện thoại, xe máy, điện máy gia dụng… tại các siêu thị, cửa hàng. 
  • Khách hàng vay thấu chi tài khoản, chi vượt hạn mức thấu chi nhưng khi đến hạn thanh toán lại không đủ tiền để trả nợ.
  • Khách hàng đứng tên vay vốn giúp người khác nhưng người vay chính lại không chi trả khoản vay đúng thời hạn.

Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu

Cá nhân có thể kiểm tra nợ xấu thông qua 2 cách sau đây:

Cách 1: Liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức cho vay

Khách hàng chỉ cần liên hệ với Ngân hàng hoặc tổ chức cho vay để được xem lịch sử tín dụng cá nhân. Hoặc khi bạn yêu cầu vay vốn, nếu ngân hàng thông báo bạn bị nợ xấu và từ chối cho vay thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã bị nợ xấu.

Cách 2: Tự check nợ xấu cá nhân trên hệ thống thông tin tín dụng CIC

Với cách này bạn có thể thực hiện bằng cách mang các giấy tờ pháp lý liên quan như: CMND/CCCD và nhờ nhân viên giao dịch thực hiện. Hoặc nhanh chóng nhất là bạn tự check CIC online trên hệ thống. Bạn có thể tham khảo cách kiểm tra CIC online miễn phí đơn giản và chỉ mất thời gian 2 phút là nhận được kết quả. 

Còn nếu muốn check nợ xấu qua CIC một cách chi tiết nhất, bạn phải cần đến sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính. Và điều này chỉ được thực hiện khi bạn yêu cầu vay vốn tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính.

Bị nợ xấu có ảnh hưởng gì không?

Khi khách hàng hàng vay tín chấp hay vay thế chấp tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác, trước khi phê duyệt khoản vay tổ chức cho vay sẽ tìm hiểu về lịch sử tín dụng của khách hàng. Các khoản nợ trong quá khứ và các khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn… sẽ được truy xuất trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB. Thông qua đây tổ chức cho vay sẽ biết được khách hàng có đang vướng nợ xấu tại tổ chức tín dụng nào khác không? Nợ xấu sẽ có những ảnh hưởng như sau:

Tác động đến kết quả phê duyệt hồ sơ khoản vay mới của khách hàng: Nếu khách hàng có nợ xấu thì hồ sơ vay vốn sẽ gặp khó khăn. Cụ thể:

  • Nếu nợ thuộc nhóm 1, 2 tổ chức tín dụng có thể xem xét cho vay nhưng điều kiện vay rất khắt khe. Khách hàng phải chứng minh được lý do nợ xấu xuất phát từ khách quan.
  • Nếu nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tất cả các tổ chức tín dụng sẽ không chấp thuận cho vay. Khách hàng phải chờ ít nhất 5 năm sau đó mới được vay vốn.

Khách hàng gặp bất lợi về tài chính: Bởi chậm thanh toán khoản vay bạn sẽ phải chịu thêm lãi suất phạt trả chậm. Mức lãi bằng 150% lãi suất ban đầu (nếu nợ thuộc nhóm 1).

Khách hàng không được cấp hạn mức tín dụng: Khách hàng sẽ không được các tổ chức tín dụng cấp hạn mức để chi tiêu qua thẻ tín dụng để khi thanh toán, mua sắm.

Khách hàng có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo khi vay thế chấp: Bởi ngân hàng sẽ ra thông báo phát mại tài sản khi khách hàng không đủ khả năng chi trả khoản vay.

Cuộc sống bị xáo trộn, ảnh hưởng đến những người thân: Khi trả nợ không đúng hạn, khách hàng dễ bị tổ chức cho vay đòi nợ, bị làm phiền…

Có thể bị kiện ra tòa: Do không thanh toán khoản vay lớn. Nếu số tiền quá lớn khách hàng có thể bị truy tố trách nhiệm dân sự, hình sự về mặt pháp luật.

Giải pháp để tránh nợ xấu:

Để tránh bị vướng vào nợ xấu, khách hàng cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng những kênh thanh toán khoản vay tự động: Bằng cách này bạn sẽ trả nợ đúng thời hạn, rất tiện dụng cho trường bạn quên, không nhớ ngày trả nợ
  • Tự đánh giá khả năng vay vốn và điều kiện tài chính để trả nợ trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính
  • Sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích để mang lại lợi nhuận giúp có thêm thu nhập để trả nợ
  • Cần có ý thức về việc thanh toán số tiền nợ và thời gian trả nợ theo đúng quy định của tổ chức cho vay. Tránh tư tưởng đóng trễ ít ngày và lâu dần thành thói quen
  • Nếu gặp tình huống không may dẫn đến mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.
  • Không nên đứng tên vay vốn cho người khác nếu người vay có tình hình tài chính không ổn định. Nếu đứng ra vay giúp người thân thì nên thúc giục người vay trả nợ đúng hạn
  • Không nên cho người khác mượn giấy tờ để vay vốn vì rủi ro sẽ rất cao

Giải đáp các thông tin liên quan đến nợ xấu

Nợ xấu của khách hàng lưu lại trên hệ thống tín dụng trong bao lâu?

Tùy thuộc vào giá trị khoản nợ xấu mà thời gian lưu lịch sử nợ xấu của khách hàng trên hệ thống sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Các khoản nợ xấu có giá trị dưới 10 triệu đồng: Theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà Nước các khoản nợ quá hạn có giá trị dưới 10 triệu đồng nếu được tất toán thì sẽ không bị lưu lại lịch sử nợ xấu trên hệ thống tín dụng.
  • Các khoản nợ xấu trên 10 triệu đồng: Những khách hàng có khoản nợ xấu giá trị trên 10 triệu đồng thì lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ trên hệ thống tín dụng nhất là 5 năm. 

Có thể xóa được nợ xấu không?

Để xóa nợ xấu cách duy nhất bạn có thể thực hiện là thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Đối với các khoản nợ xấu được ghi nhận trên hệ thống CIC sẽ được xóa bỏ hoàn toàn khi người dùng thanh toán khoản vay quá hạn. Thời gian xóa cụ thể được quy định như sau: 

  • Đối với khoản nợ xấu nhóm 2: Thời gian để xóa nợ xấu hoàn toàn là 12 tháng (1 năm)
  • Đối với các khoản nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Thời gian xóa nợ xấu là 60 tháng (5 năm).

Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng, nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Để đảm bảo thông tin bạn đã thanh toán đầy đủ nợ được ngân hàng nắm rõ, khách hàng nên yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận về việc bạn đã trả hết các khoản tiền còn nợ. 

Xóa nợ xấu

Nợ xấu được xóa khi khách hàng thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho tổ chức tín dụng

Khách hàng có nợ xấu được vay vốn không?

Trước khi phê duyệt một khoản vay, ngân hàng/công ty tài chính sẽ truy xét lịch sử tín dụng của khách hàng trên hệ thống tín dụng. Để quyết định cho khách hàng vay vốn khi có nợ xấu hay không, ngân hàng/công ty tài chính sẽ căn cứ vào nhóm nợ xấu mà khách hàng đang vướng. Theo đó:

  • Khách hàng có nợ xấu nhóm 1, 2: Nợ nhóm 1 có thể xem xét cho vay ngay sau đó. Còn nợ nhóm 2 có thể có một số tổ chức tín dụng cho phép khách hàng vay trả lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu với điều kiện khách hàng cần chứng minh được thu nhập, khả năng tài chính của mình vẫn tốt ở thời điểm hiện tại và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là khách quan. Nếu khoản vay thế chấp, khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo hợp lệ. Bạn có thể tham khảo “Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào?” để nắm thêm thông tin.
  • Khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ KHÔNG chấp nhận cho khách hàng vay vốn dưới tất cả các hình thức.

Tuy nhiên, về cơ bản khách hàng có nợ xấu phải đợi ít nhất 5 năm sau mới được tổ chức tín dụng xem xét cho vay khoản vay mới. 

Chồng/vợ bị nợ xấu thì có được vay vốn ngân hàng không?

Khi vay vốn tại ngân hàng, khách hàng phải mang theo các loại giấy tờ pháp lý liên quan, trong đó có sổ hộ khẩu để ngân hàng đối chiếu và truy xuất thông tin trên CIC.

Trường hợp nếu người thân, cụ thể là chồng/vợ bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên, khả năng rất cao ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ vay của vợ hoặc chồng. Bởi hồ sơ này cho thấy người thân của khách hàng mất khả năng trả tiền. Bạn có thể tham khảo vấn đề này qua bài viết: Chồng nợ xấu, vợ vay ngân hàng được không?

Nợ xấu có mua trả góp được không?

Tùy thuộc vào cấp độ nợ, nhóm nợ mà tổ chức tín dụng sẽ khách hàng có được mua hàng trả góp không. Cụ thể:

  • Nợ nhóm 1, 2: Ngân hàng sẽ không cho vay, chỉ một số công ty tài chính cân nhắc cho vay mua trả góp căn cứ vào điều kiện tài chính hiện tại của khách hàng
  • Nợ xấu nhóm 3,4,5: Khách hàng sẽ không được chấp nhận cho vay mua trả góp.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết vấn đề này tại đây.

Nợ xấu mở thẻ tín dụng

Nợ xấu không thể mở thẻ tín dụng

Nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?

Nếu bị xếp vào nhóm nợ xấu, bạn không thể mở thẻ tín dụng. Bạn chỉ có thể đăng ký mở thẻ tín dụng sau khi nợ xấu của bạn bị xóa trên hệ thống CIC (khoảng từ 1 – 5 năm sau khi bạn thanh toán hết khoản nợ quá hạn, tùy vào nhóm nợ).

Đọc ngay: Bị nợ xấu có làm thẻ ngân hàng được không?

Nợ xấu bao lâu thì bị khởi kiện?

Tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng mà thời gian nợ quá hạn, nợ xấu ngân hàng bị khởi kiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi người đi vay (cá nhân, tổ chức) không thanh toán được khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng thời hạn ghi rõ trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết, khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu thì sẽ bị ngân hàng đâm đơn khởi kiện ra tòa.

Như vậy kể từ thời điểm bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và tổ chức cho vay không đồng ý gia hạn việc trả nợ của bạn thì Ngân hàng hoặc công ty tài chính đã có quyền khởi kiện bạn ra tòa án nhân dân để yêu cầu tòa án giải quyết. 

Nếu tòa án đã ra bản án buộc bạn thực hiện nghĩa vụ với tổ chức cho vay mà bạn không tự nguyện thực hiện thì tổ chức cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê tài sản đã thế chấp (đối với vay thế chấp) để thực hiện nghĩa vụ.

Nợ xấu ngân hàng có đi nước ngoài được không?

Khi bạn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bị xếp vào nhóm nợ xấu) thì sẽ thuộc trường hợp không được đi nước ngoài (không được phép xuất cảnh). Tuy nhiên nếu bạn có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn vẫn có thể xuất cảnh ra nước ngoài. Nhưng nếu không có tài sản bảo đảm thì bạn sẽ chưa được xuất cảnh.

Để có thể xuất cảnh ra nước ngoài, bạn nên có văn bản thông báo cho ngân hàng mà bạn đang có nghĩa vụ trả nợ biết về việc xuất cảnh, đồng thời ủy quyền cho thân nhân quản lý tài sản, trả lãi/trả gốc theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận và thực hiện các biện pháp bảo đảm về việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ phía ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không?

Một cá nhân chỉ bị đi tù khi có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, có bản án có hiệu lực pháp luật, tòa án tuyên bố có tội và phải chịu hình phạt tù.

Hiện nay trong bộ luật hình sự không có tội danh quy định về nợ xấu do đó nếu như cá nhân có nợ xấu thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên cá nhân vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự.

Có thể thấy khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu đều sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng khiến bạn gặp khó khăn khi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Bởi vậy tuân thủ thời gian, kỳ hạn trả nợ và luôn ý thức thanh toán đầy đủ khoản vay của mình là cách để bạn không vướng vào nợ xấu.