Phòng kinh doanh là gì? Vai trò, nhiệm vụ của phòng kinh doanh Update 04/2024

​​Phòng kinh doanh là gì?

Phòng kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển, phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mang lại doanh thu cho công ty… Những người làm trong phòng kinh doanh đều có mục đích duy nhất là gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Vài năm trở lại đây, với sự phát triển và tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Việt Nam nên cơ hội làm việc tại phòng kinh doanh ngày càng được mở rộng và thu hút rất nhiều bạn sinh viên trẻ có mong muốn kiếm nhiều tiền.

Cuộc họp của phòng kinh doanh

Cuộc họp của phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh tiếng Anh là gì?

Phòng kinh doanh tiếng Anh được gọi là Business Department.

Vai trò của phòng kinh doanh

Vai trò của phòng kinh doanh là thúc đẩy, quảng bá, phân phối sản phẩm/dịch vụ của công ty tới tay người tiêu dùng bằng nhiều phương thức khác nhau. Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng sẽ là người tham mưu cho Ban giám đốc, phối hợp cùng các bộ phận phòng ban khác như phòng kế toán, phòng Marketing, phòng sản phẩm… để xây dựng chiến lược kinh doanh chung của công ty với mục đích tăng trưởng lợi nhuận và phát triển ngày một bền vững hơn.

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

  • Phối hợp thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch và triển khai mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh trong các khâu sản xuất, tham gia thị trường và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
  • Giám sát quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.
  • Là phòng trực tiếp làm việc, đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng.
  • Kết hợp cùng phòng Marketing để đưa ra những chiến lược quảng bá tiếp cận với khách hàng tốt hơn, nâng cao doanh số và nâng tầm thương hiệu.
  • Chủ động triển khai các kế hoạch nhằm gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, mở rộng khách hàng mới.
  • Quản lý cẩn thận thông tin, hồ sơ của khách hàng.
  • Là phòng chịu trách nhiệm chính cho các công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Những vị trí chủ yếu trong phòng kinh doanh

Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà cơ cấu tổ chức nhận sự phòng kinh doanh cũng sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn bao gồm một số vị trí cơ bản sau:

  • Nhân viên kinh doanh: Đây là vị trí cầu nối giữa khách hàng và doanh việc. Nhân viên kinh doanh là người tư vấn và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, thuyết phục họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để làm được nhân viên kinh doanh, điều cơ bản nhất là bạn cần nắm được thông tin sản phẩm, có khả năng giao tiếp kinh doanh khéo léo và chuyên nghiệp, tinh thần nhiệt tình hỗ trợ khách hàng.
  • Nhân viên quản lý khách hàng: Đây là người phụ trách liên hệ, thuyết phục khách hàng và thực hiện các bản demo sản phẩm/dịch vụ cho những khách hàng tiềm năng. Công việc này có vẻ có nhiều điểm tương đồng với nhân viên kinh doanh, nhưng đòi hỏi khắt khe hơn khi phải đồng hành cùng khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm và làm báo cáo sau khi kết thúc.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Người làm chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các vấn đề, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ họ được cung cấp, giúp các khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Khi làm công việc này, bạn cũng phải là người khá tinh tế và chăm chỉ quan sát, nắm bắt thông tin của khách hàng để chăm sóc và hỗ trợ họ một cách tốt nhất.
  • Trưởng phòng kinh doanh: Vị trí này chịu trách nhiệm chính và quản lý, giám sát toàn bộ phòng kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc, báo cáo doanh thu – chi phí cho giám đốc. Cuối cùng, trưởng phòng kinh doanh cũng đảm đương công việc đào tạo, tuyển dụng và quản lý nguồn nhân sự.

Qua bài viết này chắc bạn đọc đã hiểu thêm về phòng kinh doanh là gì, có nhiệm vụ và vai trò như thế nào, cơ hội làm việc ở phòng kinh doanh với các vị trị chủ yếu.