Có khá nhiều người chưa hiểu kỹ về thuật ngữ room trong chứng khoán, thậm chí có thể hiểu lầm khái niệm này chỉ những phòng room chứng khoán đưa tin được các môi giới chứng khoán tạo ra. Tuy nhiên không phải như vậy, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để hiểu bản chất room chứng khoán là gì.
Room chứng khoán là gì?
Room chứng khoán, hay cột room trong bảng giá chứng khoán là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các nhà đầu tư này chỉ được phép mua số cổ phiếu đã phát hành tối đa theo tỷ lệ % được quy định. Cụ thể:
- Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng là 30%.
- Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác là 49%.
Room chứng khoán thể hiện % sở hữu chứng khoán của khối ngoại
Chứng khoán hết room là gì? Mục đích khi quy định room chứng khoán
Chứng khoán hết room là chỉ việc hết khối lượng cổ phiếu bán ra cho các nhà đầu tư, vì các nhà đầu tư đang nắm giữ mà không bán ra thị trường, hoặc tổng khối lượng giao dịch mỗi ngày vượt quá tỷ lệ khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư được giao dịch.
Trên thị trường chứng khoán, mỗi loại cổ phiếu được phát hành ra đều có quy định mức room chứng khoán (tỷ lệ %) trong tổng số cổ phiếu được giao dịch. Vậy nên nếu chứng khoán hết room thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua thêm được nữa.
Mục đích của việc quy định mức room chứng khoán là nhằm tránh việc nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, việc cạn room chứng khoán cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản và biến động giá cổ phiếu giảm mạnh do mất đi người lực từ khối ngoại. Những lúc như vậy, giá cổ phiếu chỉ có thể trông chờ vào các nhà đầu tư trong nước.
Nới room chứng khoán trong trường hợp nào?
Nới room chứng khoán là hoạt động cho phép khối ngoại được sở hữu thêm cổ phiếu của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nới room có thể được thực hiện đồng loại với tất cả các doanh nghiệp hoặc tại một số nhóm ngành hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào đó.
Ví dụ: Vào năm 2018, SABECO được phép nới room ngoại từ 49% lên 100%, đồng nghĩa với việc khối ngoại không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần với SABECO như trước. Điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm toàn bộ SABECO nếu đủ vốn. Lúc đó, đã có tỷ phú người Thái Lan bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phần SAB và năm được quyền chi phối.
Như vậy, qua bài viết này chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm room chứng khoán là gì, biết được chứng khoán khi nào hết room và được nới room trong trường hợp nào. Việc đầu tư của khối ngoại cũng có những ảnh hưởng lớn trên thị trường nên khi nắm được những thuật ngữ này sẽ giúp mọi người có chiến lược đầu tư phù hợp.