RSM trong kinh doanh là gì? Vai tro của vị trí RSM đối với doanh nghiệp Update 11/2024

RSM trong kinh doanh là gì?

RSM là viết tắt của Regional Sales Manager, hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là quản lý vùng kinh doanh hay quản lý kinh doanh một vùng miền, khu vực. Đây là vị trí quản lý cao cấp của bộ phận sales trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

RSM có nhiệm vụ chính là phân phối hàng hoá, sản phẩm trong khu vực địa lý cấp vùng của mỗi doanh nghiệp. RSM là những người trực tiếp chỉ đạo và quản lý toàn bộ công việc tại khu vực vùng mà họ quản lý.

RSM kinh doanh

RSM trong kinh doanh

Tìm hiểu thêm: R&D trong kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của vị trí R&D đối với doanh nghiệp

Vai trò của vị trí RSM đối với doanh nghiệp

Xây dựng nguồn nhân lực

RSM chịu trách nhiệm tuyển dụng đầy đủ nguồn nhân lực bán hàng trong khu vực mình quản lý. Sau đó, RSM cũng trực tiếp đào tạo, định hướng và phân công nhiệm vụ cho các nhân sự mới. Ngoài ra, RSM cũng có vai trò giám sát, thẩm định chất lượng làm việc của nhân sự; tiến hành các công việc, hành động đền bù, thực thi chính sách và thủ tục.

Xây dựng kế hoạch chiến lược

RSM có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến lược để bán hàng trong khu vực họ quản lý luôn suôn sẻ và thu về thành tích cao. RSM cần tiến hành các bước sau:

  • Thu thập thông tin liên quan đến kinh doanh và bán hàng trong vùng quản lý;
  • Để ra chiến lược hợp lý để giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận hơn;
  • Quan tâm đến khâu sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng…

Thiết lập các mục tiêu và hoàn thành

RSM là người đặt ra các mục tiêu, đồng thời cũng là người theo sát quá trình thực hiện mục tiêu ấy của những nhân viên cấp dưới. Bản thân các RSM cũng phải nỗ lực hết mình để thúc đẩy cấp dưới phấn đấu hơn nữa. Họ sẽ cùng nhau quyết tâm hoàn thành mục tiêu, thậm chí là vượt mục tiêu đề ra.

Mở rộng phạm vi bán hàng

  • RSM chủ động xây dựng các mối quan hệ tốt với những khách hàng thân thiết và để mối quan hệ ấy tồn tại lâu dài nhất có thể;
  • Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để mở rộng quy mô bán hàng nhằm gia tăng lợi nhuận;
  • Sáng tạo ra các dòng sản phẩm mới bằng việc đưa ra ý tưởng đổi với về mẫu mã, bao bì…

Cần những điều kiện gì để trở thành RSM

Luôn nhiệt huyết với nghề

Dù làm bất cứ công việc nào, bạn cũng cần đam mê và giữ sự nhiệt huyết với nghề, vị trí càng cao thì áp lực càng lớn nên bạn càng cần phải cố gắng hơn. Chỉ như vậy bạn mới giữ được ngọn lửa đam mê và ngày càng thăng tiến trong công việc.

Nắm vững kiến thức chuyên môn

RSM quản lý số lượng nhân viên lớn nên họ chắc chắn phải giỏi chuyên môn, có kiến thức sâu rộng về thị trường, đối thủ, sản phẩm, chính sách bán hàng… Từ đó mới có thể đưa ra tầm nhìn chiến lược để việc kinh doanh phát triển tốt hơn.

Những kỹ năng cần thiết

  • Kỹ năng lãnh đạo: Vai trò leader của RSM sẽ dẫn dắt tất cả những nhân viên cấp dưới của mình, họ được ví như ngọn hải đăng soi đường cho cấp dưới. Họ luôn là người theo sát nhân viên để nắm bắt tình hình và xử lý vấn đề kịp thời. RSM cũng là người có tài kết nối các thành viên với nhau, nhận được sự tín nhiệm của cấp dưới.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong công việc, đặc biệt là kinh doanh luôn có những tình huống khó lường xảy ra. Vậy nên RSM phải là người bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất theo thứ tự và mức độ ưu tiên.
  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết của mỗi người. RSM là cấp quản lý cao nên càng phải để ý hơn đến vấn đề giao tiếp, vì bản chất bạn vẫn là người tiếp xúc nhiều với khách hàng và các đối tác.

Hy vọng với những kiến thức về RSM trong bài viết, bạn đọc sẽ hiểu hơn về công việc cũng như vị trí quan trọng của RSM trong doanh nghiệp.