Rửa tiền là gì? Bạn biết gì về rửa tiền? Update 11/2024

Toàn cầu hóa đem lại nhiều lợi ích cho đời sống con người, tuy nhiên cũng cũng là lý do phát sinh nhiều hơn những tệ nạn xã hội. Trong đó, một trong số các hậu quả nghiêm trọng nhất của chúng chính là làm cho việc rửa tiền trở nên dễ dàng hơn. Điều này lại kéo theo vô vàn các hoạt động phi pháp khác. Bài viết hôm nay sẽ làm rõ về vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo để có cái nhìn đúng đắn hơn về rửa tiền nhé!

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền gắn liền với khái niệm tiền tệ và ngân hàng, chúng bắt nguồn từ xa xưa, cụ thể là thời cổ đại. Hình thức này xuất hiện lần đầu tiên khi có 1 cá nhân nào đó trong xã hội thực hiện giấu giếm tài sản trái phép. Họ muốn trốn tránh việc đánh thuế hoặc bị tịch thu tài sản từ chính phủ, nhà nước có thẩm quyền.

Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là gì?

Cụ thể, người rửa tiền sẽ tìm cách chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng thành tài sản hợp pháp. Hoặc, hiểu nôm na là, họ lấy đồng tiền phi pháp hô biến thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc được.

Sau khi tiền đã được rửa sạch sẽ, phi tang mọi chứng cứ, họ sẽ sử dụng chúng vào nền kinh tế chủ đạo dưới các hình thức khác nhau. Chẳng hạn như: tích lũy,  mua bán bất động sản, đầu tư dự án, công trình, đầu tư chứng khoán, tiết kiệm,… Nhằm mục đích mang lại cho họ cuộc sống sung túc, giàu sang một cách đường hoàng, hợp pháp.

Trường hợp tiền đã rửa là trường hợp rất nguy hiểm, bởi các tổ chức tội phạm và cá nhân tham nhũng đã che giấu nguồn gốc cẩn thận, an toàn. Các đơn vị chức năng sẽ khó lòng phát giác cũng như nghi ngờ về khoản thu đó được.

Những đối tượng nào thường thực hiện rửa tiền?

Hiện nay, người ta gom được các đối tượng thường hay thực hiện rửa tiền thành các nhóm sau:

  • Các tổ chức khủng bố cần tiền để mua bán vũ khí, sinh hoạt chống đối lại thế giới.
  • Những đối tượng kinh doanh, buôn lậu ma túy, vũ khí, hay lao động bất hợp pháp.
  • Các cán bộ, viên chức nhà nước, các chủ doanh nghiệp, công ty có hành vi tham nhũng.
  • Những người, cá nhân, tổ chức muốn trốn đóng thuế, họ muốn giữ kín thu nhập thật sự của mình.

Quy trình rửa tiền diễn ra như thế nào?

Quy trình rửa tiền thường diễn ra trong 3 giai đoạn chủ yếu, có thể kể ra sau đây:

  • Giai đoạn chuẩn bị, sắp xếp (Placement): Các tổ chức tội phạm sắp xếp, tìm phương cách tốt nhất để đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính. Đây là bước chuẩn bị đầu tiên hoàn hảo để bắt đầu một chuỗi những sự kiện phạm pháp phía sau. Giai đoạn này rất dễ bị phát hiện, dễ bị tóm gọn nhất nếu có sơ hở.
  • Giai đoạn phân tán (Layering): Sau khi các khoản tiền được đưa vào hệ thống tài chính, chúng sẽ được chuyển đổi qua lại. Lúc này, tiền đã không còn là tiền bẩn, bởi chúng đã được tráo trộn qua các ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại. Vì thế, việc che giấu nguồn gốc của tài sản trở nên an toàn 1 phần.
  • Giai đoạn quy tụ (Integration): Sau phân tán là quy tụ, tiền được rút ra, chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp. Cuối cùng, chúng có thể được sử dụng cho tất cả các mục đích mà không bị phát giác.
Rửa tiền có 3 giai đoạn
Rửa tiền có 3 giai đoạn

Có thể nói, rửa tiền với tham nhũng và kinh doanh bất chính là một hợp thể hoàn chỉnh, dù riêng biệt nhưng hợp nhất. Chúng có nhiều chỗ giống nhau, đặc biệt là chúng có sự cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau.

Thực tế, trong xã hội có rất nhiều tội phạm rửa tiền, song họ không hề biết hành vi của mình là rửa tiền và hoàn toàn có khả năng bị bắt, bị truy tố. Do đó, bạn hãy cố gắng tìm hiểu sâu thêm để tránh trở thành tội phạm mà không biết nhé!

Hành vi rửa tiền là vi phạm tội cần được xử lý nghiêm minh

Rửa tiền là hành vi không chỉ vi phạm các nguyên tắc đạo đức sống tốt đẹp trong xã hội mà còn có tác động rất tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế. Do đó, việc chúng bị đấu tranh và mang ra xử lý trước pháp luật là vô cùng đúng đắn, cần được hoan nghênh.

Hành vi rửa tiền là vi phạm pháp luật
Hành vi rửa tiền là vi phạm pháp luật

Theo các chuyên gia chính trị, các cá nhân, tổ chức nào phạm tội rửa tiền bẩn sẽ có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng lên đến 20 tỷ đồng. Điều này còn dựa vào mức độ phạm tội có nặng hay không, đồng thời tội phạm sẽ không thoát được việc bị đình chỉ hoạt động một thời gian hoặc vĩnh viễn.

Cụ thể, có thể kể đến vụ án đánh bạc nghìn tỷ do Phan Sào Nam chủ mưu được đưa ra xét xử năm 2018. Tại tòa án tỉnh Phú Thọ, cơ quan công an đã có quyết định khởi tố các bị cáo về tội danh này với hình phạt là 3 năm tù.

Hay như vụ Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, ông Bùi Quang Huy có hành vi buôn lậu, tham nhũng cũng đã bị xử lý và phạt tù, phạt tiền.

Mới đây nhất, chúng ta còn thấy tin tức cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thái Lực về tội rửa tiền. Ông này là em ruột Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba với nhiều tội danh đặc biệt nghiêm trọng.

Cụ thể nhất, ông Lực biết Nguyễn Thái Luyện thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của công ty. Các khoản tiền này được chuyển về cho người em trai đứng tên.

Đây là hành vi không xuất phát từ bản chất hoạt động thật của các, mà nó là dòng tiền chuyển hóa. Sau đó, 2 anh em Luyện – Lực đã chịu hình phạt thích đáng trước pháp luật.

Hậu quả của việc rửa tiền là gì? Vì sao cần ngăn chặn?

Nói tóm lại, hành vi rửa tiền là nhằm mục đích để trốn thuế và trốn tránh trách nhiệm đối với nền kinh tế của đất nước. Người phạm tội này không chỉ là phạm tội với nạn nhân mà còn là trách nhiệm với quốc gia, với xã hội.

Hành vi rửa tiền gây ra nhiều hậu quả
Hành vi rửa tiền gây ra nhiều hậu quả

Việc rửa tiền cần được nghiêm khắc bài trừ, tuyệt đối ngăn chặn đề phòng, bởi chúng sẽ gây ra nhiều hậu quả như:

  • Rửa tiền gây lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội, chúng bóp méo một cách nghiêm trọng sự phân bố của các nguồn lực này. Từ đó, chúng khiến cho quốc gia không thống kê được số liệu chính xác, làm đất nước không thể phát triển, đi lên.
  • Như đã nói ở trên, chúng còn làm sai lệch các thống kê về kinh tế trên bảng thống kê chung của thế giới.
  • Góp phần làm ảnh hưởng, tạo ra sự bất công và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính.

Kết luận

Hoạt động rửa tiền có thể diễn ra nhan nhản hằng ngày, ngay tại các doanh nghiệp, tổ chức, công ty làm ăn công khai, hợp pháp.

Đặc biệt, trong các nguồn tiền cần rửa sạch, thì rất có thể nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất. Trong đó, một trong các biểu hiện, hình thức rõ ràng nhất là việc khai man giá chuyển giao để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn về rửa tiền. Từ đó, chúng sẽ trở thành kiến thức cần thiết để bạn phòng tránh, chống lại và nhất là không mắc phải mà không biết rằng đó là tội phạm hình sự.

Xem thêm: