Rủi ro thực tiễn và bài học về quản lý tài chính cá nhân Update 11/2024

Ảnh hưởng tài chính có thể đến từ nhiều rủi ro khác nhau nhưng dù nguyên nhân nào thì một khi tài chính bị ảnh hưởng sẽ đưa tới sự bất an cho mọi người, nó cũng khiến nhiều người phải sống chậm lại để quan sát bản thân và nhìn nhận lại cuộc sống. Một vài người bắt đầu chú ý hơn tới sức khỏe, một vài người thiết lập ra mục tiêu mới nhằm “bù đắp” lại cho quãng thời gian đã qua… trong đó, quản lý tiền bạc và những thay đổi về quan niệm quản lý tài chính thực sự mang đến nhiều bài học quý giá cho mỗi người.

Chị T.M, chủ một tiệm nail tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, mở tiệm đã 3 năm, chị hầu như làm tháng nào tiêu hết tháng ấy. Thuộc thế hệ 9X, chị cho rằng mình vẫn còn trẻ, không cần chắt bóp tiết kiệm làm gì. Việc làm ăn kinh doanh phát triển tốt, mỗi tháng kiếm được hàng chục triệu là điều rất bình thường, nhưng dù thu nhập có cao thì chị cũng gần như không có khoản tiết kiệm. “Trong tiệm có 4 nhân viên, mỗi tháng ngoài những khoản cố định như lương nhân viên, tiền điện nước, thuê nhà ra, phần lợi nhuận kiếm được còn lại tôi hầu như tiêu hết. Bình thường quen chi tiêu hoang phí, hơn nữa tôi cũng luôn cho rằng mình có năng lực kiếm tiền, vì vậy chưa bao giờ suy nghĩ tới vấn đề tiết kiệm”, chị T.M chia sẻ.

Thế nhưng một ngày, mẹ chị gặp tai nạn phải phẫu thuật và chi phí lên đến 300 triệu đồng, trong khi khoản tiết kiệm mà chị có trong tay chỉ không đủ 20 triệu đồng. Lúc này chị buộc phải vay người thân một số tiền để điều trị cho mẹ. Chính rủi ro bất ngờ này đã làm thay đổi quan niệm về quản lý tiền bạc của bà chủ trẻ. Chị thực sự hiểu rõ sự cần thiết của quản lý tài chính cá nhân. “Nghĩ đi nghĩ lại, tôi quyết định phải học cách tiết kiệm, cần phải có ý thức về những nguy cơ bất ngờ có thể xảy đến”, chị T.M tâm sự.

Còn Sinem Gunel, 22 tuổi, nhà tư vấn kiêm diễn giả, người đang điều hành một doanh nghiệp kỹ thuật số chia sẻ, cô sinh sống tại Áo, luôn được bố mẹ chu cấp cho mọi thứ mình cần và mong muốn. Tuy nhiên, cô đã bắt đầu đi làm thêm từ năm 15 tuổi vì muốn sống bằng chính những đồng tiền mình kiếm được. Theo cô, chúng ta không cần phải giàu có đến mức đủ tiền mua một chiếc túi Louis Vuitton hàng hiệu, mà chỉ cần trả đủ hóa đơn hàng tháng và dư ra một chút để thư giãn và đi du lịch. Còn nếu bạn đang cách xa những người thân yêu cả ngàn cây số, tiền chính là thứ giúp bạn mua vé máy bay và rút ngắn khoảng cách ấy.

Cô gái 22 tuổi cho biết, hai năm trước, ông cô bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy và qua đời sau đó một tháng. Cô và mẹ đã không ngần ngại chi rất nhiều tiền chỉ để mua vé máy bay từ Áo về Thổ Nhĩ Kỳ gặp ông lần cuối. “Nếu không có tiền, có lẽ chúng tôi đã sống trong day dứt cả cuộc đời này”, Sinem Gunel nói. Biến cố này đã giúp cô nhận ra những nguyên tắc về tiền bạc quan trọng như thế nào để đảm bảo một cuộc sống ổn định. Sinem Gunel tâm sự, để kiếm được tiền không hề dễ nên cô luôn chú ý quản lý tốt tiền bạc. Suốt 2 năm qua, cô ghi chép lại từng đồng mình bỏ ra và điều này giúp cô biết mình đang chi tiêu cho thứ gì cũng như ý thức hơn về tiền bạc. Bằng cách không mua những thứ không cần thiết và quản lý chi tiêu chặt chẽ, Sinem Gunel đã tiết kiệm được kha khá tiền cho mình.

Sinem Gunel tâm sự thêm, một trong những mục tiêu cuộc đời của cô là độc lập và tự do về mặt tài chính. “Nếu nhìn vào những người giàu nhất trên thế giới, bạn sẽ thấy một điểm tương đồng của họ: Họ biết dùng tiền để “đẻ” thêm tiền cho mình. Những người biết cách đầu tư khôn ngoan sẽ là những người chiến thắng. Trong khi tất cả mọi người còn đang bận sống cho những chi tiêu hiện tại, họ đã kịp đặt tiền đúng nơi và thu về trái ngọt sau đó”, cô gái trẻ chia sẻ.

Hiện nay, rất nhiều người trẻ có lối sống “kiếm ngần nào tiêu hết ngần đó”, thậm chí còn có thói quen dùng thẻ tín dụng không tính toán. Điều này vô tình đẩy họ vào những bẫy mua sắm, hoang phí ở hiện tại mà quên mất việc phải tích lũy, dự phòng những rủi ro trong tương lai. Tất cả chúng ta đều không ai dám chắc mình không phải đối mặt với những đợt khủng hoảng kinh tế hay những rủi ro gây ảnh hưởng tài chính nào trong cuộc sống. Mỗi một rủi ro sẽ cho chúng ta một bài học quý giá về quản lý tài chính cá nhân. Mỗi người đặc biệt là những người trẻ hãy thay đổi phương thức chi tiêu và đề cao vấn đề tiết kiệm cũng như quản lý tiền bạc một cách khoa học, thông minh nhất. Đừng bao giờ để thực trạng hiện tại điều khiển bạn mà hãy để bạn làm chủ cuộc sống bằng những kế hoạch được chuẩn bị từ sớm.

Robert Kiyosaki, tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Có rất nhiều cách để bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả như áp dụng phương pháp 50/30/20 của các chuyên gia tài chính, bỏ thói quen chi tiêu “vung tay quá trán”, xác định đúng nhu cầu bản thân… Tuy nhiên, quản lý tiền bạc và tích lũy tài chính mà yếu tố kiểm soát rủi ro được đề cao thì bảo hiểm nhân thọ tỏ ra là một giải pháp ưu việt. Tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ là cách hữu hiệu để bạn dễ dàng hiện thực các kế hoạch, mục tiêu lâu dài. Chỉ với 10 – 15% thu nhập, bạn đã có thể xây dựng một lá chắn bảo vệ tài chính vững chắc khi gặp rủi ro, ổn định ngân sách cho con cái khi đến tuổi trưởng thành và an nhàn hưu trí khi bước sang tuổi nghỉ hưu. Với bản thân, bảo hiểm nhân thọ sẽ hướng bạn đến một cách sống độc lập, tự chủ và biết nhìn xa trông rộng. Với gia đình, bảo hiểm nhân thọ giống như một người bạn đồng hành bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Một sản phẩm đầu tư hấp dẫn như Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife sẽ là giải pháp thích hợp để bạn tích lũy tài chính hiệu quả. Bạn được linh hoạt lựa chọn 6 quỹ đầu tư khác nhau để đảm cho những dự định trong tương lai nhờ vào sự hỗ trợ từ các chuyên gia tài chính hàng đầu. 

Hi vọng bước qua những rủi ro trong cuộc sống chúng ta ai cũng có thể khỏe mạnh, không ngừng học tập và quyết tâm hơn, chuẩn bị cho mình một tâm lý tự tin và kiên cường hơn. Và cũng đừng quên thay đổi lối sống, có những kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính hữu hiệu hơn để không bị động trước những khó khăn bất ngờ của cuộc sống.