Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách quản trị rủi ro trong kinh doanh Update 11/2024

​​Rủi ro kinh doanh là gì?

Rủi ro kinh doanh là những thiệt hại về thị trường, tài sản, vốn đầu tư… những thứ doanh nghiệp phải gánh chịu khi hoạt động kinh doanh. Có nhiều dạng rủi ro, nhưng rủi ro doanh nghiệp thường gặp nhất là về tài chính. Rủi ro là thứ có thể lường trước hoặc không thể lường trước. Nó không chỉ xảy ra với các đơn vị mới khởi nghiệp mà kể cả những doanh nghiệp lâu năm cũng có thể gặp rủi ro.

Nhiều nhà kinh doanh bị ám ảnh trước rủi ro mà không dám thành lập doanh nghiệp. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp luôn dự tính trước những rủi ro và có phương án giải quyết hợp lý. Họ là những người dám chấp nhận thách thức, luôn lên kế hoạch trước sự rủi ro để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những bất ngờ có thể xảy ra.

Rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh

Cách phân loại rủi ro kinh doanh

Rủi ro về vốn kinh doanh

Loại rủi ro thường thấy trong đầu tư cổ phiếu hay góp vốn vào những công ty cổ phần. Trường hợp công ty phát triển tốt, có lợi nhuận thì phần vốn của bạn cũng sẽ sinh lời và bạn được phân chia lãi theo tỷ lệ mà bạn đã góp vào.

Trái lại, trường hợp những công ty bị thua lỗ thì số vốn của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ mất trắng số vốn đã đầu tư. Vậy nên, bạn luôn phải quan tâm và theo dõi những biến động của công ty để tìm cách cắt lỗ nhanh nhất.

Rủi ro về lợi nhuận trong kinh doanh

Bạn sẽ hay bắt gặp rủi ro này với trái phiếu. Khi phần lời giảm, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ mua lại trái phiếu, sau đó phát hành trái phiếu mới với giá thấp hơn ban đầu. Khi đúng là chủ của người mua trái phiếu bán ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào.

Rủi ro thị trường trong kinh doanh

Rủi ro về thị trường là việc không có sự tham gia thị trường của người mua và người bán.

Ví dụ: Thị trường bất động sản đã có thời gian dài đóng băng khi các nhà kinh doanh không bán được bất cứ một căn nhà nào và họ buộc phải chấp nhận rủi ro này.

Rủi ro vốn đầu tư nước ngoài và xã hội

Rủi ro này gặp phải khi bạn có sự hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, điều này dễ xảy ra ở các quốc gia phát triển như Việt Nam, các rủi ro về kinh tế, xã hội là rất cao vì giá trị tiền tệ biến động thường xuyên. Do đó, dù doanh nghiệp có chọn nhà đầu tư cẩn thận đến đâu thì cũng khó tránh gặp phải những rủi ro.

Rủi ro tài chính trong kinh doanh

Rủi ro tài chính thường gặp nhất trong các loại rủi ro kinh doanh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp như tỷ giá hối đoái, những sự kiện làm biến động thị trường tài chính, việc trả nợ của khách hàng… Những rủi ro có thể là dòng tiền âm, thu nhập không ổn định, khả năng dẫn đến phá sản không phải không có.

Rủi ro lạm phát

Lạm phát là khái niệm chỉ vật giá leo thang khi  kinh tế đang phát triển thịnh vượng mà giá nhà, giá thực phẩm, giá nhiên liệu cùng nhau leo thang.

Khi đó, giá trị của đồng tiền không đủ mua những vật dụng cần thiết hàng ngày. Rủi ro lạm phát khiến quỹ tiết kiệm, đầu tư có lời thấp hơn, nhiều khi không vượt qua chỉ số lạm phát.

Rủi ro kinh doanh về chính trị

Chính trị mỗi nước khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến giới kinh doanh. Ví dụ: Chính phủ Mỹ không miễn thuế liên bang với các loại công phiếu do tiểu ban và thanh phố ấn hành, làm ảnh hưởng lớn đến giới đầu tư 2 loại này.

Hoặc, trường hợp Chính phủ đánh thuế khi gửi Email hay mua bán qua mạng, luật thuế dẫn đến tác động mãnh liệt tới những công ty trước nay luôn thu lợi lớn nhờ việc tiếp thị miễn phí qua Email và mua bán không mất thuế trên mạng.

Như vậy, chính các cổ đông là người bị ảnh hưởng. Loại rủi ro chính trị là loại rủi ro lớn nhất mà những nhà đầu tư ở các nước kém phát triển gặp phải cũng như các nước có luật phát không rõ ràng.

Rủi ro kinh doanh về chiến lược

Muốn thành công, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hoàn hảo. Tuy vậy, mọi việc đều có khả năng xảy ra, việc quá hoàn hảo đôi khi lại nhàm chán.

Đây chính là rủi ro chiến lược. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tác động chiến lược của công ty: Công nghệ thay đổi, nhu cầu khách hàng thay đổi, chi phí đầu tư thay đổi… Nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến chiến lược của công ty nên cần có phương án giải quyết hiệu quả.

Rủi ro kinh doanh về uy tín

Yếu tố uy tín hết sức quan trọng dù doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào. Nếu doanh nghiệp bị tổn hại uy tín thì sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu, cùng với đó là những hệ luỵ khác như nhân viên nghỉ việc.

Doanh nghiệp lại cần những giải pháp khác để khắc phục, tuyển nhân sự mới mà chưa chắc đã thành công. Có thể thấy rủi ro về uy tín là khá quan trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh

Những yếu tố điển hình tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Biến động nhu cầu: Nhu cầu của khách hàng ổn định thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp.
  • Biến động doanh số: Những sản phẩm bán ra của doanh nghiệp biến động cao sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn những doanh nghiệp có đầu ra ổn định hơn.
  • Phát triển sản phẩm mới đúng thời điểm với chi phí hợp lý: Các doanh nghiệp công nghệ cao như đồ điện tử, dược phẩm… phải liên tục cập nhật sản phẩm mới vì công nghệ thay đổi hàng ngày, nếu không có sản phẩm mới ra thường xuyên, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro.
  • Rủi ro từ nước ngoài: Dưới sự biến động của tỷ giá tiền, chính trị, xã hội rủi ro kinh doanh xảy ra sẽ làm thay đổi % doanh thu từ nước ngoài.
  • Quy mô chi phí cố định: Khi chi phí cố định cao mà tổng chi phí không giảm mà nhu cầu lại giảm thì chắc chắn công ty có rủi ro kinh doanh cao. Vấn đề này gọi là đòn bẩy hoạt động.

Cách quản trị rủi ro hiệu quả

Nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh tốt thì cần xác định được rủi ro và có biện pháp phòng trừ. Một quy trình quản trị rủi ro cơ bản gồm những bước sau:

Bước 1: Xây dựng bối cảnh/môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp cần xác định rõ mình đang kinh doanh ở bối cảnh kinh tế nào và nêu ra những ưu điểm, nhược điểm. Từ đó, rủi ro sẽ tự hiện ra và được phân tích nguy cơ trong các bước sau.

Bước 2: Xác định rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh

Bước này hết sức quan trọng giúp xác định hiệu quả quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Trong bước này, chúng ta đã xác định được những rủi ro có thể xảy ra để tiến hành phân tích, xử lý.

Trường hợp không xác định được hết rủi ro sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro. Nhưng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro chưa lường trước khi kinh doanh gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.

Vậy nên muốn xác định rủi ro tiềm ẩn, bạn phải là người nắm rõ doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, các thức vận hành, chiến lược, dự án… Mỗi lĩnh vực, môi trường đều có những rủi ro khác nhau nên không thể áp dụng rủi ro một cách đồng loạt.

Bước 3: Đánh giá rủi ro trong kinh doanh

Khi đã biết về những rủi ro tiềm ẩn, chúng ta cần đánh giá chúng dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Khả năng xảy ra rủi ro có cao không?
  • Rủi ro này đã từng xảy ra hay chưa?
  • Nếu rủi ro đã xảy ra thì thiệt hại là bao nhiêu?
  • Thời điểm xảy ra rủi ro là khi nào?
  • Bộ phận nào gây ra rủi ro?
  • Sự rủi ro là điều có thể hoặc không thể xảy ra trong tương lai nên để đánh giá được thì người quản trị rủi ro phải có tầm nhìn rộng và biết đánh giá vấn đề.

Bước 4: Những cách xử lý rủi ro

Cần ưu tiên xử lý những rủi ro có khả năng xảy ra cao và gây thiệt hại lớn. Một số biện pháp xử lý tham khảo như sau:

  • Chuyển giao rủi ro: Đây là cách chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho những tổ chức, cá nhân khác như công cụ tài chính phái sinh hoặc bên bảo hiểm. Cách này giúp giảm thiểu thiệt hại và hạn chế trách nhiệm pháp lý trong kinh doanh.
  • Né tránh rủi ro: Đây là phương pháp khá tiêu cực vì như vậy bạn sẽ bỏ qua/dừng lại các vấn đề, dự án tiềm ẩn rủi ro. Dù biện pháp này mang đến an toàn cho doanh nghiệp, nhưng lại làm mất đi cơ hội kiếm lợi nhuận cao. Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro và biện pháp né tránh dường như là lựa chọn cuối cùng khi rủi ro mang đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
  • Chấp nhận/duy trì rủi ro: Bạn xác định được những thiệt hại và rủi ro của dự án kinh doanh này. Nếu nó nhỏ và khả năng xảy ra không cao thì chấp nhận đánh đổi để có cơ hội thu lời cao hơn.
  • Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm bớt thiệt hại: Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Cách này được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất vì theo xát được quá trình kinh doanh cũng như những biến đổi của thị trường.

Bước 5: Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận

Chắc chắn mỗi rủi ro đều liên quan đến một bộ phận quản lý nên họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý những rủi ro mà doanh nghiệp đưa ra. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm đánh giá, kiểm tra những rủi ro để theo dõi và điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch.

Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đọc quan tâm đã có nhiều hiểu biết hơn về những rủi ro trong kinh doanh để lường trước được những khó khăn trong quá trình kinh doanh.