Khi nói đến sổ hồng thì mọi người cho rằng sổ hồng là cấp cho nhà ở và sổ đỏ thì cấp cho đất. Vậy thì sổ hồng là gì và làm sao để phân biệt với loại sổ đỏ? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc kèm với thông tin cụ thể về sổ hồng. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là gì? Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, là chứng cứ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhà và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Trên sổ hồng có thể hiện thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dụng, số tầng kết cấu nhà, diện tích sử dụng).
Sổ hồng chỉ sổ hữu lâu dài chứ không có sổ hồng có giá trị vĩnh viễn, sổ hồng chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài và có điểm kết thúc.
Thông tin ghi trên sổ hồng
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm 1 tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu cánh sen và trang bổ sung nền trắng với nội dung cụ thể như sau:
- Trang 1: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Trang 2: Thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Trang 3: Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Trang 4: Nội dung về những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
- Trang bổ sung Giấy chứng nhận.
Sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì?
Theo quy đinh, sổ hồng và sổ đỏ khác nhau khi được cấp trước ngày 12/10/2009. Từ ngày 12/20/2009 trở đi thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có gắn liền với đất sẽ được cấp một loại Giấy chứng nhận được áp dụng trong phạm vi cả nước.
Vì thế mà cách gọi sổ hồng với sổ đỏ chỉ để chỉ Giấy chứng nhận được cấp từ ngày 12/10/2009 đến nay là không khác nhau. Cả hai đều là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
> Xem thêm: Có nên lựa chọn giải pháp vay mua nhà không?
Khi nào thì được cấp sổ hồng?
Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
“Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”
Những thông tin trên đây vaytaichinh.vn chia sẻ hy vọng có thể phần nào giúp được bạn hiểu được sổ hồng là gì và sổ hồng với sổ đỏ có khác gì hay không. Đồng thời có thể nắm được quy định về việc khi nào thì có thể được cấp sổ hồng.