Tất tần tật về bảo hiểm cháy nổ Update 05/2024

Ngày nay, có rất nhiều vụ hoả hoạn gây ra rất nhiều thương tâm và thiệt hại cho con người. Đồng thời qua đó cũng đặt hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về về tình hình mua bảo hiểm cháy nổ hiện nay.

Có rất nhiều người thờ ơ với loại bảo hiểm này do ít cập nhật các thông tin để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bảo hiểm cháy nổ.

Qua bài viết dưới đây, hãy cùng nhau tìm hiểu rõ nét hơn về các loại hình của bảo hiểm cháy nổ? Bảo hiểm cháy nổ là gì và tại sao cần mua bảo hiểm cháy nổ nhé!

Bảo hiểm cháy nổ là gì?

Bảo hiểm cháy nổ, một loại bảo hiểm về tài sản, bảo hiểm thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản do các nguyên nhân về cháy nổ gây ra.

Bảo hiểm cháy nổ là gì?
Bảo hiểm cháy nổ là gì?

Đây là một hình thức bảo hiểm cụ thể ngoài bảo hiểm chủ sở hữu nhà hoặc bảo hiểm tài sản trong nhà, mà nó còn bảo hiểm chi phí thay thế, sửa chữa hoặc tái xây dựng những gì được bao gồm liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Loại Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ đảm bảo bảo hiểm thiệt hại về tài sản và cũng có thể bảo hiểm thiệt hại cho các công trình lân cận, tài sản và chi phí cá nhân do không thể sinh sống bên trong hoặc sử dụng tài sản nữa một khi xảy ra cháy nổ..​

Quy định mới nhất về Bảo hiểm cháy nổ

Theo các quy định vè bảp hiệm cháy nổ, doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành.

Quy định mới nhất về bảo hiểm cháy nổ
Quy định mới nhất về bảo hiểm cháy nổ

Trường hợp xảy ra các tổn thất về cháy nổ thì việc xác định nguyên nhân cháy nổ dẫn đến tổn thất thuộc trách nhiệm của cơ quan Công an và cơ quan có thẩm quyền.

Số tiền bảo hiểm cháy nổ tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do các bên thoả thuận (trích nghị định 130 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc).​

Doanh nghiệp bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã tuân thủ các quy định của pháp luật về Phòng cháy chữa cháy.

Trừ các trường hợp: Cơ sở chưa được nghiệm thu về PCCC khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng; Cơ sở không có biên bản kiểm tra về PCCC của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và Cơ sở đang bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quy định về PCCC.

Quyền của bên mua bảo hiểm cháy nổ

Căn cứ theo Điều 9, Thông tư 220/2010/TT-BTC, quy định quyền của bên mua bảo hiểm như sau:

Điều 9. Quyền của bên mua bảo hiểm

  1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
  2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
  3. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và chính xác theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm.
  4. Thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của Hợp đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
  5. Được hạch toán chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.
  6. Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện không đúng quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và pháp luật có liên quan.

Loại trừ bảo hiểm cháy nổ

Các loại trừ bảo hiểm cháy nổ được quy định rất rõ trong Điều 16 Thông tư 220/2010/TT-BTC, cụ thể:

“Điều 16. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường nếu thiệt hại do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:

a) Động đất, núi lửa phun hay những biến động khác của thiên nhiên.

b) Tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt.

c) Tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

d) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

đ) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

e) Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

g) Những thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của bên mua bảo hiểm nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại theo Hợp đồng bảo hiểm.

h) Những thiệt hại do bên mua bảo hiểm cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ.

i) Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo quy định.

k) Tiền, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

l) Chất nổ, trừ khi được xác nhận là được bảo hiểm trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

m) Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá trách nhiệm bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải.

n) Những thiệt hại do cháy, nổ gây ra cho bên thứ ba.

o) Những thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

p) Những thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

q) Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.

2. Đối với những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nêu trên (trừ trường hợp quy định tại Điểm g và Điểm h, Khoản 1 của Điều này), nếu bên mua bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm thì các bên vẫn có thể giao kết Hợp đồng bảo hiểm bổ sung cho những sự kiện đó.”

Phí mua bảo hiểm bắt buộc

Phí bảo hiểm cháy nổ phụ thuộc vào tài sản mà khách hàng tham gia như:

  • Các cơ sở sản xuất vật liệu cháy nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác có thể dễ cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
  • Cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
  • Các kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng, cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng
  • Cáccửa hàng đang kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng…
Phí bảo hiểm cháy nổ phụ thuộc vào tài sản tham gia
Phí bảo hiểm cháy nổ phụ thuộc vào tài sản tham gia

Bài viết trên hy vọng sẽ chia sẻ được cho bạn những thông tin liên quan trọng về bảo hiểm cháy nổ hiện. Mong rằng bạn sẽ có đầy đủ nền tảng để đề phòng những trường hợp xảy nhất có thể xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng bản thân gia đình và xã hội nhé.

Xem thêm: