Thị phần công ty bảo hiểm nhân thọ thay đổi như thế nào năm 2021? Update 11/2024

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cho rằng, trước nay, hệ thống đại lý, nhân sự và chăm sóc khách hàng của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có chất lượng phục vụ chưa tốt. Điều này dẫn đến việc có nhiều trường hợp khách hàng phản ứng bằng cách hủy hợp đồng, chuyển sang những doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn. Điều này đồng nghĩa việc nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm là con đường tất yếu để các doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị phần.

Tính đến hết tháng 4/2021 có 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh trên thị trường. Năm 2021, thị phần các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có sự biến đổi nhất định.

Xét về doanh thu phí khai thác mới

Doanh thu phí khai thác mới là một trong những chỉ số quan trọng được Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) xem xét để đánh giá về thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Theo thống kê,  doanh thu phí khai thác mới năm 2020 ước đạt 40.964 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2019.

Trong đó, thống kê cho thấy, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 61,9% tổng doanh thu phí. Tiếp theo là bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 25,9%; bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 3%; bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ, trả tiền định kỳ, sức khỏe chiếm tỷ trọng 0,8%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng 10,4%.

Thị phần các công ty bảo hiểm nhân thọ

Thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam dần có sự thay đổi

Thực tế thời gian vừa qua vấn đề này đã được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm dành sự quan tâm, trong đó có một sự thay đổi khác rất dễ nhận thấy là việc ứng dụng công nghệ và có những chiến lược phát triển mới khi các startup Fintech và Insurtech xuất hiện. Điều này không chỉ giúp việc bán các sản phẩm bảo hiểm ngày càng dễ dàng hơn, mà còn giải quyết nhanh chóng các khiếu nại bồi thường cho khách hàng. Đáng chú ý cho sự thay đổi này có thể kể đến việc đưa ra quy trình bồi thường qua điện tử không cần cung cấp quá nhiều dữ liệu khách hàng. Theo đó, bằng cách này khách hàng chỉ cần gửi chứng minh thư nhân dân, chụp hình và việc chuyển tiền bảo hiểm cho khách hàng hiện đang được hãng bảo hiểm thông qua ngân hàng với thời gian khoảng 1 – 2 ngày. 

Theo một nghiên cứu của hãng bảo hiểm Prudential, có tới 57% khách hàng sẽ ngừng mua bảo hiểm công ty hiện tại nếu công ty khác có cùng sản phẩm, nhưng cho trải nghiệm tốt hơn; 67% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm dịch vụ tốt… Nhìn chung hiện tại, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiếp tục nỗ lực để phát triển thị phần, đa dạng hóa các kênh phân phối từ đại lý, Bancassurance đến bán hàng trực tuyến… nhằm chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam. Sau đây là bảng xếp hạng thị phần doanh thu bảo hiểm khai thác mới năm 2020.

Công ty bảo hiểm nhân thọ Thị phần doanh thu bảo hiểm khai thác mới (%)
Bảo Việt Nhân thọ 21,9%
Prudential 18,6%
Manulife 16,5%
Dai-ichi 11,8%
AIA 11,4%
Chubb Life 3,1%
Generali 2,9%
Hanwha Life 2,6%
MB Ageas 2,6%
Aviva 2,3%
FWD 1,8%
Cathay Life 1,3%
BIDV MetLife 1%
Sun Life 1%
Các doanh nghiệp còn lại

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, Bảo Việt Nhân thọ chính là doanh nghiệp đứng số 1 về thị phần doanh thu phí khai thác mới, vị trí thứ 2 thuộc về Prudential, tiếp đến là những cái tên quen thuộc: Manulife, Dai-ichi Life, AIA…

Xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm

Theo số liệu thống kê từ Cục quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến hết tháng 4/2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 61.208 tỷ đồng (tăng 19,12% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 41.967 tỷ đồng.

Nói riêng về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, theo thống kê, trong năm 2020, số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) đạt 11,6 triệu hợp đồng, tăng  13,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính doanh thu phí theo từng nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư đang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 61,9%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 25,9%. Còn doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,4% tổng doanh thu phí toàn thị trường.

Xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm

 

Ngành bảo hiểm đang dần có những sự thay đổi trong chuỗi giá trị

Đánh giá chung về ngành bảo hiểm, ông Jetsura Vongvichien, phụ trách mảng bảo hiểm Khối Dịch vụ tài chính, SAP khu vực Ðông Nam Á cho rằng, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi trong chuỗi giá trị của ngành bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm mới có chi phí vận hành tốt hơn, trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn lên các công ty bảo hiểm truyền thống. 

Từ số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, có thể thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có những bước tăng trưởng khả quan trong năm 2020. Có thể thấy dù nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ có giảm so với năm 2019, nhưng vẫn đạt được kết quả tốt. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy những dấu hiệu khả quan trong năm 2021.

Những con số trên đã thể hiện phần nào sự biến động của thị trường nói chung, cũng như mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng, đồng thời dự báo thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có những biến chuyển nhất định trong năm 2021.