Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là gì? Tổng quan thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam Update 11/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là nơi huy động vốn cho doanh nghiệp với mục đích kinh doanh, mở rộng quy mô và phát triển đầu tư. 

Đặc điểm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

  • Các trái phiếu trong thị trường này là trái phiếu doanh nghiệp
  • Các trái phiếu này được phát hành với mục đích huy động vốn để kinh doanh, mở rộng quy mô và phát triển đầu tư
  • Trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường này phát hành chủ yếu thông qua ba phương thức chủ yếu như sau: Đấu thầu; Bảo lãnh và Bán lẻ (trong trường hợp tổ chức tín dụng thực hiện phát hành).
  • Bộ Tài chính hàng năm sẽ tiến hành kiểm tra về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các hoạt động tham gia vào thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp của những doanh nghiệp tham gia vào thị trường TPDN.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường TPDN vẫn diễn ra sôi động

Phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại thị trường sau đây:

  • Thị trường sơ cấp: Là thị trường giao dịch với các trái phiếu mới phát hành, tạo vốn quan trọng cho tổ chức phát hành. Đây là nơi tập hợp các nguồn vốn trong thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
  • Thị trường thứ cấp: Là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán những trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường này không tạo vốn cho tổ chức phát hành và thực hiện các giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau. Bạn có thể chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu cho người khác tại thị trường này.

Có nên tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Thị trường TPDN hiện nay rất sôi động, dù tại thị trường sơ cấp hay thứ cấp. Việc tham gia vào thị trường TPDN vừa có lợi ích đối với nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành trái phiếu. Nếu bạn có nhu cầu và khẩu vị đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đầu tư vào thị trường TPDN, bởi thị trường này sẽ:

  • Mang lại cho nhà đầu tư khoản thu nhập cố định và đều đặn.
  • Nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp khác nhau thuộc đa dạng các lĩnh vực ngành nghề
  • Nhà đầu tư có thể nghiên cứu sâu hơn về trái phiếu doanh nghiệp, nhạy bén hơn với thị trường. Đặc biệt với những nhà đầu tư chuyên nghiệp việc tham gia vào thị trường TPDN sẽ giúp bạn phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư, mang về nhiều khoản thu nhập hơn. 

Tuy nhiên, đầu tư vào thị trường TPDN vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi cho nên nhà đầu tư cần có những kiến thức chuyên môn, tìm hiểu rõ thông tin về doanh nghiệp phát hành… để quyết định đầu tư không sai lầm, từ đó giảm thiểu rủi ro.

Đọc thêm: Cách mua trái phiếu doanh nghiệp an toàn

Tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một trong những thị trường trái phiếu sôi động và đầy hấp dẫn bởi nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn phát hành trái phiếu chính là kênh huy động vốn được ưu tiên.

Theo thống kê dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), 7 tháng năm 2021, có 376 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 235.094 tỷ đồng, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Còn theo thông tin của Bộ Tài chính, sau gần 8 tháng triển khai các quy định mới Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại trong nước và chào bán TPDN ra quốc tế, thị trường TPDN vẫn duy trì đà tăng trưởng. Khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ 7 tháng đầu năm tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy với đà tăng trưởng mạnh cả về số lượng doanh nghiệp và số đợt phát hành nhưng thị trường TPDN tại Việt Nam vẫn được đánh giá là còn tồn tại nhiều rủi ro. Cụ thể, theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường TPDN đã xuất hiện một số hiện tượng chào bán, phân phối, chuyển quyền sở hữu chưa phù hợp với quy định pháp luật. Trước vấn đề này, để phát triển thị trường TPDN theo hướng an toàn, bền vững, ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định Nghị định 153/2020/NĐ-CP; các công ty chứng khoán phải tuân thủ nghiêm quy định về chế độ báo cáo tại Thông tư 122/2020/TT-BTC. Cơ quan quản lý sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán liên quan tới TPDN và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Còn theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng chia sẻ trên baotintuc.vn, cơ cấu mua TPDN trên thị trường sơ cấp chủ yếu thuộc về công ty chứng khoán, ngân hàng và số ít nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, các ngân hàng vừa là ngân hàng thương mại, vừa là ngân hàng đầu tư. theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chỉ số ít trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, tức nhà đầu tư mua trái phiếu của nhà phát hành. Trong trường hợp rủi ro, nhà phát hành không trả được nợ, ngân hàng sẽ trả thay. Như vậy, phần lớn số trái phiếu còn lại chỉ được bảo lãnh phát hành. Tức là nếu phát hành không hết, ngân hàng sẽ cam kết mua toàn bộ số trái phiếu còn lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường TPDN Việt Nam tăng mạnh cả về số lượng doanh nghiệp và số đợt phát hành

Trong khi đó, các ngân hàng chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành chứ không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không? Cho nên dẫn đến việc rủi ro với nhà đầu tư rất lớn nếu doanh nghiệp phát hành vỡ nợ. Hiện nay do dịch bệnh thị trường TPDN đang tiềm ẩn rủi ro khiến doanh nghiệp không thể hoạt động nhưng vẫn đi vay vốn.

Bởi vậy mà các chuyên gia cho rằng, với tính chất rủi ro cao, TPDN phát hành riêng lẻ chỉ phù hợp với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, những nhà đầu tư có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro, có năng lực tài chính và dám chấp nhận rủi ro khi quyết định mua trái phiếu. 

Như vậy hầu hết các chuyên gia vẫn có chung nhận định, tại Việt Nam thị trường TPDN phát triển mạnh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Báo Lao động đã dẫn lời chia sẻ của TS Cấn Văn Lực rằng, chất lượng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, mức độ thông tin còn thiếu minh bạch, tài sản đảm bảo chưa được chú trọng. Điều này gây ra những thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý và các nhà đầu tư.

Trên đây là các thông tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hy vọng qua đây các bạn đã nắm rõ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc điểm, phân loại cũng như các thông tin tổng quan về thị trường TPDN Việt Nam. Từ đó hiểu rõ hơn về thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.