Thực trạng chứng quyền ở Việt Nam hiện nay – Cơ hội hay rủi ro? Update 11/2024

Theo ông Nguyễn Đức Thông, Giám đốc Giao dịch phái sinh, Công ty CP Chứng khoán SSI trao đổi trên Thời báo tài chính Việt Nam: Sản phẩm chứng quyền có mặt tại Việt Nam từ giữa năm 2019 giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến đổi tích cực suốt hơn 2 năm qua. Điểm lợi lớn nhất chính là việc nhà đầu tư Việt Nam đã rất nhanh nhạy khi tiếp cận các sản phẩm mới và nắm bắt tốt cơ hội đầu tư. Đơn cử nếu như những ngày đầu, nhà đầu tư chỉ mua chứng quyền từ đợt phát hành lần đầu và thường giữ đến đáo hạn, thì hiện nay nhiều nhà đầu tư đã sử dụng chứng quyền để lướt sóng, tạo không khí mua/bán sôi động trên sàn.

Thị trường chứng quyền ở Việt Nam khá sôi động

Thị trường chứng quyền ở Việt Nam khá sôi động

Ngoài ra, hiện nay nhiều công ty chứng khoán cũng phát hành chứng quyền rất đa dạng, cả thị trường có thể lên tới gần 100 mã chứng quyền. Điều này giúp các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn phù hợp với khẩu vị đầu tư riêng của mỗi người trên thị trường chứng quyền.

Tuy nhiên, cũng theo ông Thông, không có sản phẩm tài chính nào là không có rủi ro. Tại Việt Nam mới chỉ triển khai chứng quyền mua, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chỉ được hưởng lợi khi chứng khoán cơ sở tăng giá.

Trong khi đợt dịch lần thứ 4 kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp, kéo theo những biến động mạnh trên thị trường chứng khoán. Nhưng có giảm thì cũng sẽ có tăng, khi biến động cũng là lúc thích hợp để nhà đầu tư tận dụng cơ hội lướt sóng chứng quyền.

Bên cạnh đó, thị trường biến động cũng là lúc để cơ cấu một phần danh mục từ cổ phiếu sang chứng quyền (vì quyền phí rẻ hơn giá cổ phiếu) nhằm giảm thiểu rủi ro (nếu giảm mạnh thì chỉ mất quyền phí), nhưng cũng không mất nhiều triển vọng tăng nếu thị trường bật tăng mạnh trở lại.

Khi đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư cần chú ý một số tham số để lựa chọn mã chứng quyền phù hợp, quan trọng nhất là tin vào khả năng tăng giá của chứng quyền, chứng quyền chỉ tăng khi chứng khoán cơ sở tăng giá.

Nhà đầu tư cũng không nên mua chứng quyền khi đang giảm mạnh hoặc đơn giản là nó đang “hot” trong trường hợp chứng khoán cơ sở không có biến động nào đáng kể. Một trong những tham số có khả năng đánh giá chứng quyền có đang hấp dẫn không chính là điểm hoà vốn của chứng quyền. Khi nhà đầu tư cảm nhận được điểm hoà vốn hợp lý và phù hợp với kỳ vọng trong thời gian đáo hạn thì có thể cân nhắc mua vào.

Ông Thông cho rằng sản phẩm nào cũng cần có thời gian làm quen và sử dụng một cách linh hoạt. Quá trình hoạt động hơn 2 năm của chứng quyền cho thấy nhiều sự phát triển hơn kỳ vọng. Có nhiều yếu tố để nhà đầu tư quan tâm đến sản phẩm, một trong số đó chính là điều kiện thị trường chính.

Ví dụ: Tháng 4/2020, khi thị trường đang ở đáy do dịch Covid-19, có khá nhiều NĐT đã vào bắt đáy CW và khi thị trường hồi phục lại thì có rất nhiều mã đã tăng gấp 10, gấp 20 lần so với đáy. Nhờ chứng minh được ưu thế đòn bẩy trong những điều kiện thị trường biến động như thế này, tôi thấy nhu cầu và thanh khoản cho CW đã có chiều hướng tăng rõ rệt sau đợt giảm mạnh tháng 4/2020 vừa qua.

Vì vậy, chắc chắn các nhà đầu tư cần thời gian để làm quen với sản phẩm mới với điều kiện thị trường thích hợp và sản phẩm được cấu trúc đúng thì sẽ đem đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.

Các chuyên gia tài chính cũng đánh giá chứng quyền không phải là sản phẩm đơn giản và cần nhiều tài liệu, phân tích để giúp các nhà đầu tư hiểu hơn.

Tham khảo thêm cách đọc bảng giá chứng quyền để hiểu rõ về phương thức đầu tư

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được những cơ hội cũng như rủi ro của nhà đầu tư khi giao dịch chứng quyền tại Việt Nam. Từ đó sẽ đưa đến những quyết định phù hợp nhất.