Tiết kiệm tiền bằng cách nào để đạt số tiền tối đa? Update 04/2024

Tiết kiệm tiền luôn là vấn đề đau đầu đối với mỗi người. Việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền sẽ rất khó khăn, đặc biệt nếu bạn không giỏi quản lý tiền bạc và đang cố gắng để trả nợ. Kiếm thêm thu nhập là bước đầu tiên để có thêm khoản tiết kiệm và trả hết bất kỳ khoản nợ nào bạn đang mắc phải. Bạn cũng sẽ cần phải điều chỉnh thói quen, lối sống của mình để tiết kiệm hơn và nhanh chóng có nền tảng tài chính vững chắc.

Để có thể tiết kiệm tiền một cách hiệu quả và tối ưu, hãy kết hợp các phương pháp dưới đây, điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình của mỗi người, bạn sẽ nhanh chóng đạt được số tiền tối đa.

Tiết kiệm tiền luôn là vấn đề đau đầu đối với nhiều người

Tiết kiệm khoản cố định

Để kế hoạch tiết kiệm thành công trước hết bạn cần có mục tiêu, lộ trình và định mức tiết kiệm hàng kỳ, sau đó bắt tay ngay vào thực hiện. Đồng thời luôn luôn nhớ đây là việc làm bắt buộc vì mục tiêu tương lai.

Xem thêm: Sinh lời hiệu quả với 3 cách tiết kiệm tiền có lãi dành cho cá nhân

Mục đích tiết kiệm là gì: Lập gia đình, sinh con, cho con học đại học/du học, mua nhà, mua xe, hưu trí…

Cần bao nhiêu tiền tiết kiệm? Dựa vào các mục tiêu và nhu cầu sử dụng trong tương lai bạn tính toán ngay được khoản tiền cần tiết kiệm: 100 triệu, 500 triệu, 1 tỷ, 3 tỷ, hay 5 tỷ…

Tiết kiệm trong bao lâu? Với số tiền mục tiêu được tính sẵn và thời điểm bắt đầu tiết kiệm bạn biết ngay được mình cần tiết kiệm trong bao lâu và đến năm bao nhiêu tuổi.

Số tiền cần tiết kiệm mỗi kỳ (tháng/quý/năm…)?: Tính toán định mức tiết kiệm mỗi tháng rõ ràng giúp bạn đảm bảo số tiền để dành trước khi chi tiêu. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc tùy vào từng thời điểm để căn chỉnh định mức tiết kiệm khác nhau nhưng không bao giờ thấp hơn 10% tổng thu nhập. Nếu bạn còn độc thân thì mức tiết kiệm 30-40% tổng thu nhập là tốt nhất bởi bạn chưa có ai phụ thuộc, đến khi lập gia đình có con bạn có thể điều chỉnh giảm mức tiết kiệm xuống 15-20% và nếu như nhu cầu chi tiêu tăng cao bạn chỉ nên giảm mức tiết kiệm xuống thấp nhất là 10%. Khi đó bạn nên tự căn chỉnh số tiền tiền tiết kiệm hàng tháng tương ứng với thời gian tiết kiệm và khoản tiền cần đạt được.

Tính toán định mức tiết kiệm mỗi tháng rõ ràng giúp bạn đảm bảo số tiền để dành trước khi chi tiêu

Chọn kênh tiết kiệm nào?

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị và thực hiện kế hoạch tiết kiệm bởi nó ảnh hưởng lớn đến kết quả của bạn. Nếu bạn muốn kế hoạch tiết kiệm của bạn thành công và đạt được số tiền tối đa thì nên chọn hình thức tiết kiệm bền vững, dài hạn để khoản tiết không bị rút dần và cũng không đổ vỡ giữa chừng. Sau đây là 3 cách tiết kiệm tiền an toàn, đảm bảo:

Gửi tiết kiệm: Gửi tiết kiệm vừa giúp bạn tích lũy khoản tiết kiệm vừa đảm bảo khả năng sinh lời ổn định. Tuy nhiên đây là kênh có tính thanh khoản cao, dễ rút nên rất dễ bị đổ vỡ kế hoạch tiết kiệm. Nếu như tiết kiệm bằng hình thức này bạn nên chọn kỳ hạn dài nhất có thể và tái tục khi đến hạn, đồng thời nên kết hợp tiết kiệm tự động để khoản thu nhập được khấu trừ vào quỹ tiết kiệm trước khi chi tiêu.

Chọn kênh tiết kiệm nào hợp lý?

Mua vàng: Rất nhiều người chọn hình thức mua vàng bởi chuyển đổi khoản tiết kiệm thành vàng thì bạn vẫn sở hữu trong tay tài sản của mình và không phụ thuộc vào tổ chức nào nên có thể sử dụng bất cứ khi cần. Nhưng đó lại là điểm yếu của kế hoạch tiết kiệm bởi nó có thể thất bại bất cứ khi nào. Nên mua vàng là cách thức hay nhưng phải luôn tự ý thức về tính bắt buộc của khoản tiết kiệm để đảm bảo thực hiện đúng mục đích trong tương lai.

Tham gia bảo hiểm tiết kiệmBảo hiểm nhân thọ là kênh bảo hiểm rủi ro chứ không phải để tiết kiệm nhưng tại sao lại là gợi ý tốt nhất. Bởi đóng bảo hiểm tiết kiệm định kỳ cũng tương tự như bạn gửi tiết kiệm hàng tháng nhưng số tiền đó vừa có tính năng bảo hiểm rủi ro, vừa tiết kiệm an toàn và có khả năng sinh lời ổn định. Đồng thời khoản phí đóng vào bảo hiểm được quy định duy trì đều đặn nếu dừng giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo vệ nên đảm bảo được khoản tiết kiệm cho tương lai. Hơn nữa, tham gia bảo hiểm cũng chính là cách thức xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu quan trọng như lập quỹ học vấn, mua nhà xe, quỹ hưu trí

Kênh tiết kiệm nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu, nên việc chọn hình thức tiết kiệm nào hay kết hợp các kênh không quan trọng bằng việc bạn có trách nhiệm với kế hoạch tiết kiệm của mình.

Tiết kiệm linh hoạt

Nếu tiết kiệm cố định và dài hạn phù hợp với mục đích thực hiện những mục tiêu lớn thì tiết kiệm linh hoạt rất thích hợp để thực hiện kế hoạch nhỏ. Do đó, đừng quên xây dựng mục tiêu, lộ trình tiết kiệm để thực hiện những kế hoạch nhỏ. Đừng cố gắng tiêu hết số tiền còn lại trong ví, hãy tiết kiệm mọi lúc mọi nơi bởi sẽ có lúc bạn cần dùng là có ngay mà không phải động đến khoản tiết kiệm cố định. Sắp tới bạn cần một khoản nhỏ để tổ chức sinh nhật, để mua sắm, đi du lịch….  bạn cũng nên ước tính số tiền cần chuẩn bị là bao nhiêu và khoảng thời gian cần tiết kiệm là bao lâu.

Như vậy kế hoạch được dự tính trước và số tiền được chuẩn bị sớm giúp bạn dư dả và thoải mái trong chi tiêu mà không phải lo thâm hụt tài chính trong thời gian dài. Có nhiều cách rất đơn giản về tiết kiệm những khoản nhỏ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng như nuôi heo, để tiền trong tài khoản hoặc gửi tiền online. Trong đó nuôi heo là cách tiện nhất để bạn tích góp từng số tiền thừa nhỏ mỗi ngày và bạn cũng dễ dàng sử dụng khi có việc cần gấp. Hãy thử nuôi heo từ những số tiền nhỏ, bạn sẽ thấy những điều tuyệt vời và hạnh phúc và sử dụng số tiền đó.