Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm thì “Bảo hiểm phi nhân thọ là Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”.
Hiểu đơn giản hơn, bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm bao gồm cả con người và mọi thứ khác. Đây là một chính sách để bảo vệ một cá nhân khỏi thiệt hại khác với những gì được bảo hiểm nhân thọ chi trả.
Khi nào nên sử dụng bảo hiểm phi nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ đều hoạt động như một cơ chế giảm rủi ro theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ mang tính cụ thể và riêng biệt hơn.
Chính vì vậy, nên sử dụng bảo hiểm phi nhân thọ để bảo hiểm cho bạn, cho nhà ở và phương tiện di chuyển và nhiều thứ khác.
Ví dụ: Bạn có một chiếc xe máy, bạn hãy mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới cho chiếc xe này, đây là cách giảm thiểu rủi ro cho những chiếc xe khác khi có va chạm với bạn. Các mối nguy hiểm như lũ lụt và thiên ta, động đất có thể bắt buộc yêu cầu phải mua một loại bảo hiểm riêng biệt khác.
Hiện nay, các rủi ro được bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: mất mát tài sản (mất xe, cháy nhà, lũ cuốn, mất mát hư hỏng tài sản …), trách nhiệm pháp lý phát sinh từ thiệt hại do cá nhân gây ra đối với bên thứ ba, tử vong do tai nạn hoặc thương tích.
Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đều cung cấp hầu hết các loại bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm du lịch.
Phân biệt bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ như thế nào?
Tiêu chí phân biệt | Bảo hiểm nhân thọ | Bảo hiểm phi nhân thọ |
Phạm vi bảo hiểm | Bảo hiểm con người dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống | Con người, tài sản và trách nhiệm dân sự |
Nghiệp vụ bảo hiểm | Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định. |
Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp; Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định |
Về thời hạn bảo hiểm | Trung hoặc dài hạn: thường là 05, 10, 20 năm hoặc trọn đời | Thường là 01 năm |
Về định kì đóng phí | Linh hoạt: một lần hoặc đóng theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng hoặc năm | Thường đóng phí một lần ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm |
Người thụ hưởng | Có trường hợp tử vong người được hưởng quyền lợi bảo hiểm không phải là nạn nhân của sự cố. Người được bảo hiểm tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm có thể là người thân của họ, Vợ/chồng/con cái hoặc bất kỳ ai và người thụ hưởng này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, quyền quyết định phụ thuộc vào người chủ hợp đồng bảo hiểm. | Là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự cố |
Quyền lợi bảo hiểm | Chi trả số tiền bảo hiểm trong những trường hợp: Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn Ung thư, bệnh hiểm nghèo Đáo hạn hợp đồng |
Chỉ bồi thường tổn thất trong giới hạn hợp đồng khi có tổn thất xảy ra |
Mục đích | Giá trị tiết kiệm, đầu tư Quỹ bảo vệ toàn diện liên quan đến các rủi ro Chương trình bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ nằm viện Quỹ học vấn cho con, quỹ hưu trí tự nguyện cho bản thân khi về già… |
Tính chất chủ yếu là bồi thường cho các hậu quả của một sự cố tiêu cực, không lường trước. Tham gia năm nào bảo hiểm năm đó và chỉ một số ít người nhận được số tiền bảo hiểm khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra. |
Nguyên tắc bồi thường | Trong bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, hầu hết các trường hợp không áp dụng nguyên tắc bồi thường mà áp dụng nguyên tắc khoán. | Sử dụng thế quyền và chi trả theo nguyên tắc đóng góp. Theo nguyên tắc đóng góp thì công ty bảo hiểm khi đã đền bù cho người được bảo hiểm có quyền gọi các công ty bảo hiểm khác chia sẻ tổn thất trong trường hợp: Có hai hợp đồng bồi thường có hiệu lực trở lên Các hợp đồng đều bảo hiểm cho các quyền lợi chung Các hợp đồng đều bảo hiểm cho các rủi ro chung |
Có một điều mà nhiều người không phân biệt được về bảo hiểm nói chung, đó là quỹ bảo hiểm không phải là một tổ chức tín dụng hay ngân hàng.
Đơn giản nó là quỹ san sẻ rủi ro, mua bảo hiểm mà dự phòng cho trường hợp rủi ro cho chính mình chứ không phải là để sinh lời.
Muốn sinh lời thì cứ bỏ tiền vào ngân hàng, không việc gì phải phải đi mua bảo hiểm. Đa số người Việt Nam khi đi mua bảo hiểm đều hỏi câu kiểu như: “10 năm sau tôi nhận lại được bao nhiêu, lãi bao nhiêu”.