Tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm xã hội bắt buộc Update 11/2024

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được rất nhiều người quan tâm, nhất là người lao động đang tham gia làm việc theo hợp đồng lao động với một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.  Vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì và bảo hiểm xã hội bắt buộc khác bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào. Mời bạn theo dõi bài viết ở dưới đây.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Các yếu tố cấu thành BHXH

  • Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Chức năng của HBXH

  • Bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau, …
  • Bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập.
  • BHXH góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ giữa các nhóm người.

Như vậy, bảo hiểm xã hội mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp cho mối quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển, kinh tế hưng thịnh.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước tổ chức
Bảo hiểm xã hội bắt buộc do Nhà nước tổ chức

Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các khoản:

  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm thất nghiệp
  • Kinh phí công đoàn

Các chế độ của BHXH bắt buộc

Gồm:

  • Chế độ ốm đau
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất

Đặc điểm của BHXH bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình BHXH nên nó có đầy đủ các đặc điểm của BHXH. Ngoài ra, nó còn có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, việc tham gia loại bảo hiểm này mang tính chất bắt buộc.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không phụ thuộc vào ý chí của người lao động mang tính chất bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động buộc phải thực hiện nghiêm túc.

Thứ hai, pháp luật quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động; Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động.

Thứ ba, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng nhiều chế độ hơn

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, họ sẽ được hưởng các chế độ sau: ốm đau; thai sản; lương hưu; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp….

Phân biệt bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện tại, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa 02 loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Cần phân biệt BHXH bắt buộc và tự nguyện
Cần phân biệt BHXH bắt buộc và tự nguyện

Về bản chất:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia tự nguyện

Các chế độ được hưởng:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc có 5 chế độ được hưởng
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có 2 chế độ được hưởng (Tử tuất và hưu trí)

Về trách nhiệm đóng:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc, trách nhiệm đóng thuộc về người lao động và người sử dụng lao động
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia có trách nhiệm đóng

Phương thức đóng:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động đóng hàng tháng hoặc 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người tham gia có  đóng hàng tháng hoặc 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần, Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Tham gia BHXH bắt buộc là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của người lao động. BHXH bắt buộc hỗ trợ một phần thu nhập của người lao động khi gặp rủi ro dẫn tới mất sức lao động, ổn định cuộc sống người lao động. Người dân cần nắm được quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và mức đóng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Xem thêm: