Tổ chức tài chính quốc tế là gì?
Tổ chức tài chính quốc tế là một tổ chức tài chính được thành lập bởi nhiều quốc gia và tuân theo luật pháp quốc tế. Chủ sở hữu hoặc cổ đông của tổ chức tài chính quốc tế là chính phủ quốc gia. Đôi khi các tổ chức quốc tế khác và các tổ chức khác cũng được coi là cổ đông.
Tổ chức tài chính quốc tế bao gồm những tổ chức nào?
– Tổ chức tài chính quốc tế gồm các tổ chức sau:
- Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (The International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company – IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association-IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency- MIGA)
- Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank – ADB)
- Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The Africa Development Bank – AfDB)
- Ngân hàng tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development – EBRD)
- Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank – IADB)
- Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank – EIB)
- Quỹ Đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund – EIF)
- Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank – NIB)
- Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank – CDB)
- Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank – IDB)
- Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank – CEDB)
- Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
(Khoản 20, Điều 2, Thông tư 41/2016/TT-NHNN)
Tổ chức tài chính quốc tế là gì?
Đặc điểm của tổ chức tài chính quốc tế
– Tất cả các tổ chức tài chính quốc tế đều sử dụng các tài liệu chiến lược quốc gia, vì đây là những tài liệu cơ bản để thiết lập các ưu tiên cho vay của tổ chức này đối với một quốc gia cụ thể. Tài liệu này được viết dựa trên tầm nhìn riêng của tổ chức tài chính quốc tế với sự phát triển lâu dài của mỗi đất nước để đưa ra những chương trình hỗ trợ phù hợp.
– Chiến lược hỗ trợ bắt đầu bằng việc phân tích nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của người dân và xác định các lĩnh vực chính mà tổ chức tài chính quốc tế có thể can thiệp để giảm thiểu tình trạng đó một cách hiệu quả nhất. Điều này thiết lập nền tảng cho các hoạt động tương lai của tổ chức tài chính quốc tế.
– Việc xây dựng chiến lược quốc gia bao gồm các cuộc thảo luận sâu rộng với nhiều bên liên quan. Các cuộc thảo luận này rất quan trọng đối với sự thành công của chiến lược vì chúng thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp giữa các quốc gia khác nhau.
– Tất cả các dự án do tổ chức tài chính quốc tế tài trợ được thực hiện bởi các quốc gia đi vay, không phải bởi tổ chức này cung cấp vốn. Tuy nhiên, tất cả các bên vay phải tuân theo các quy tắc và thủ tục của tổ chức tài chính quốc tế trong toàn bộ chu kỳ dự án. Điều này nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch trong việc sử dụng các quỹ tổ chức tài chính quốc tế.
– Chu kỳ dự án do tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ bao gồm các giai đoạn sau:
- Tổ chức tài chính quốc tế và quốc gia đi vay xác định các dự án phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia đó và phù hợp với sự hỗ trợ của tổ chức này
- Khi một dự án được đề xuất đã đi vào lộ trình thực hiện, bên vay và cán bộ kỹ thuật của tổ chức tài chính quốc tế sẽ nghiên cứu và xác định rõ hơn về dự án đó. Việc thiết kế và xác định tính thực tế của dự án là trách nhiệm của nước đi vay. Trong giai đoạn này, bên vay và/hoặc tổ chức tài chính quốc tế thường xuyên thuê chuyên gia để nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết dự án và đánh giá các tác động môi trường và xã hội đến dự án.
- Nhân viên của tổ chức tài chính quốc tế tiến hành đánh giá chuyên sâu các yếu tố kỹ thuật, tài chính và kinh tế của dự án. Giai đoạn thẩm định là trách nhiệm của tổ chức tài chính quốc tế
- Tổ chức tài chính quốc tế và bên vay thương lượng thỏa thuận cấp vốn và các kế hoạch thực hiện dự án. Kết quả của cuộc đàm phán sẽ được trình lên hội đồng tổ chức tài chính quốc tế để phê duyệt. Việc tài trợ sẽ có hiệu lực sau khi hội đồng quản trị phê duyệt và sau khi quốc gia đã ký các văn bản. Nguồn vốn sẽ được giải ngân để bắt đầu thực hiện dự án
- Bên vay chịu trách nhiệm thực hiện dự án và tổ chức tài chính quốc tế giám sát quá trình này.
- Cuối cùng là đánh giá về dự án và kết quả đạt được.
Đặc điểm của tổ chức tài chính quốc tế
Vai trò của tổ chức tài chính quốc tế
– Ở nhiều nơi trên thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như: Tư vấn về các dự án phát triển, cung cấp vốn và hỗ trợ thực hiện các dự án
– Tổ chức tài chính quốc tế được đặc trưng bởi xếp hạng tín dụng AAA, bao gồm các thành viên của mỗi quốc gia đi vay và tài trợ, mỗi tổ chức này hoạt động độc lập. Tuy nhiên, tất cả các tổ chức đề có chung những mục tiêu sau:
- Xóa đói giảm nghèo toàn cầu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
- Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội bền vững
- Thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực.
Tổ chức tài chính quốc tế đạt được các mục tiêu này thông qua các khoản vay, tín dụng và trợ cấp cho chính phủ các nước. Nguồn vốn này thường được gắn với các dự án cụ thể tập trung vào phát triển bền vững về kinh tế và xã hội.
– Tổ chức tài chính quốc tế cũng hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho người vay của họ
– Các tổ chức tài chính quốc tế khích lệ sự đầu tư phát triển kinh tế công, kinh tế tư ở các nước đang phát triển từ các nguồn vốn công cộng, tư nhân.
– Tạo ra sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế bằng cách:
- Tạo dựng một hệ thống tỷ giá hối đoái hợp lý, thể hiện tính công bằng và tính hợp tác giữa các nước.
- Kiên định chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết.
– Hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế, tài chính tầm vi mô và vĩ mô:
- Hỗ trợ các nước nâng cao năng lực xây dựng và thực thi các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội.
- Hỗ trợ các nước hoàn thiện công tác thống kê, kế toán, kiểm toán phục vụ tốt việc theo dõi, phản ánh đúng đắn tình hình phát triển kinh tế và xã hội.
- Hỗ trợ bồi dưỡng và nâng cao trình độ kiến thức, năng lực quản lý kế toán tài chính đối với cán bộ.
Vai trò của tổ chức tài chính quốc tế
Việt Nam được tiếp cận với nguồn vốn từ tổ chức tài chính quốc tế
Theo thông tin trên trang Tạp chí Tài chính, Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Số tiền hỗ trợ từ ADB sẽ được chia thành 2 phần hỗ trợ như sau: Dành ra gần 3,6 tỷ USD trong các hoạt động thuộc kênh chính phủ để ứng phó trước những hậu quả về kinh tế và y tế của đại dịch Covid 19 và 1,6 tỷ USD trong các hoạt động không thuộc kênh chính phủ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thương mại trong nước và khu vực và các công ty bị tác động trực tiếp.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế đã nâng giá trị của gói hỗ trợ khẩn cấp lên 14 tỷ USD. Việc tăng mức hỗ trợ này giúp các công ty và quốc gia có thêm nguồn kinh phí để ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh. Trong đó, tổ chức tài chính quốc tế sẽ tăng gói hỗ trợ lên tới 8 tỷ USD giúp các công ty tư nhân khắc phục hậu sau đợt suy thoái kinh tế do dịch bệnh.
Quỹ Tiền tệ quốc tế hỗ trợ đến 50 tỷ USD cho các thị trường mới nổi và thu nhập thấp. Trong đó, trích ra 10 tỷ USD với lãi suất 0% dành cho các thành viên nghèo nhất.
Mặt khác, thông qua các gói tài trợ thương mại của tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng thương mại của Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn này để giải ngân khoản vay trung hạn với khách hàng doanh nghiệp tư nhân. ABBank, TPBank, VIB và VPBank là các ngân hàng được tiếp cận gói hỗ trợ có tổng trị giá 294 triệu USD của tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Gần đây nhất, tổ chức tài chính quốc tế đã cấp một khoản vay trị giá 75 triệu USD cho Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng để duy trì hoạt động phát triển và kinh doanh bất động sản. Nhờ có khoản hỗ trợ này, công ty Phú Mỹ Hưng đã có nguồn tài chính kịp thời để thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu đồng thời duy trì việc làm cho người lao động và tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Ông Gary Tseng, Tổng Giám đốc Phú Mỹ Hưng cho biết: “Doanh nghiệp trong nước là khu vực tạo nhiều việc làm nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh này, các khoản cho vay của tổ chức tài chính quốc tế sẽ cho phép chúng tôi mở rộng hỗ trợ cho các khách hàng của mình. Điều này giúp tạo nên một hệ sinh thái cộng sinh nơi với các giải pháp tương trợ lẫn nhau để cùng hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng”.
Ông Vivek Pathak – Giám đốc Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của tổ chức tài chính quốc tế chia sẻ: “Trong vai trò của của mình tổ chức tài chính quốc tế luôn phản ứng nhanh nhất có thể để giúp, đảm bảo khả năng chống chịu, thể hiện sự tin tưởng của chúng tôi đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như cho thấy cam kết giúp phục hồi nền kinh tế Việt Nam theo lộ trình tăng trưởng bền vững sau đại dịch. Hơn nữa, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng là đặc biệt quan trọng, bởi đây chính là nguồn tạo việc làm chính tại các nền kinh tế mới nổi”.
Như vậy, mục tiêu chính của tổ chức tài chính quốc tế là hỗ trợ các nước thành viên phát triển kinh tế và thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu.