Trái phiếu doanh nghiệp từ lâu vốn là loại trái phiếu thu hút rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Mua trái phiếu doanh nghiệp được xem là một cách đầu tư khá đơn giản, thu về lợi nhuận cho nhà đầu tư. Không ít các nhà đầu tư mới bắt đầu làm quen với thị trường đầu tư tài chính nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng đã lựa chọn mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Để có thể bắt đầu mua trái phiếu doanh nghiệp, ngoài những kiến thức chuyên môn chuyên sâu, nhà đầu tư cũng cần nắm rõ một số thông tin liên quan đến cách mua, mua ở đâu và mua như thế nào cho an toàn.
Trái phiếu doanh nghiệp mua ở đâu?
Đối với việc mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn 1 trong các hình thức để mua:
- Mua trực tiếp tại nơi phát hành trái phiếu của công ty, doanh nghiệp
- Mua trái phiếu doanh nghiệp tại các sàn giao dịch chứng khoán. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể thông qua trung gian để mua trái phiếu từ doanh nghiệp, hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp từ các trái chủ khác.
- Mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán: Cách này ngân hàng, các công ty chứng khoán sẽ là bên trung gian hỗ trợ tư vấn và giúp khách hàng mua các trái phiếu doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể niêm yết trái phiếu trên các sàn hoặc tự bán trái phiếu, cho nên nhà đầu tư sau khi xác định được doanh nghiệp mà mình mong muốn đầu tư, sau đó hãy tìm hiểu trái phiếu của doanh nghiệp đó được phân phối qua kênh nào. Sau đó bạn lựa chọn hình thức mua phù hợp.
Lưu ý: Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn các sàn giao dịch đáng tin cậy, đã được kiểm chứng về tính pháp lý và độ an toàn. Điều này giúp nhà đầu tư tránh được những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư dài hạn.
Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu?
Mua trái phiếu doanh nghiệp như thế nào để đảm bảo an toàn?
Trái phiếu doanh nghiệp hiện nay là kênh đầu tư đầu khá hấp dẫn vì mang lại lãi suất cao, lợi nhuận thu về lớn cho nhà đầu tư. Bởi vậy mà lượng phát hành hàng năm luôn tăng vọt. Quý 2/2021 ghi nhận lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 164 nghìn tỷ đồng, gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý 1/2021 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là con số minh chứng sức hút không hề nhỏ của trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều nhận định dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp có các tín hiệu tích cực nhưng rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp cũng đang tăng lên. Rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thể hiện qua việc lãi suất trái phiếu bị đẩy lên rất cao hay nhiều trái phiếu được phát hành bởi các công ty BĐS và không có tài sản bảo đảm. Nếu nhà đầu tư không nghiên cứu và tìm hiểu kỹ có thể dễ dẫn đến thua lỗ.
Đối với hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, để đảm bảo mua an toàn, theo Bộ Tài chính nhà đầu tư cần:
– Phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Cụ thể chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
– Nhà đầu tư cần cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu/tổ chức môi giới cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan như sau:
- Doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu đó mà mục đích phát hành như thế nào
- Trái phiếu doanh nghiệp đó có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo.
- Doanh nghiệp phát hành có cam kết gì đối với trái phiếu.
- Kỳ hạn phát hành cũng như phương thức trả nợ gốc, lãi trái phiếu
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đó
– Các quy trình, hồ sơ về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho số tiền đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và đảm bảo sẽ thu về được cả vốn, lãi sau khi đáo hạn, bạn cần lựa chọn một doanh nghiệp “khỏe mạnh” về tài chính và có tiềm năng phát triển. Điều này sẽ được đánh giá dựa vào báo cáo tài chính của công ty, tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành và cả uy tín của hội đồng điều hành và quản trị doanh nghiệp.
Ngoài ra khi mua trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cũng cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Nên cảnh giác với các trái phiếu có mức lãi suất cao bất thường, để tránh rơi vào “bẫy” của các doanh nghiệp đang khó khăn hoặc những công ty không đảm bảo
- Cần trau dồi kỹ năng, kiến thức và tính nhạy bén để hiểu biết về thị trường trái phiếu. Bạn cũng nên bỏ thời gian để nghiên cứu sơ bộ về tình hình của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn đánh giá tốt hơn trái phiếu doanh nghiệp mình muốn đầu tư
- Không mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
- Không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại khi mà bạn chưa tìm hiểu kỹ về: tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành cũng như các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
- Nên xem xét cân đối giữa rủi ro và lãi suất. Đây là một trong những kỹ năng nhà đầu tư cá nhân cần trang bị khi đầu tư trái phiếu. Thực tế không phải bỗng dưng có những trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao. Sau khi thẩm định chất lượng trái phiếu, tuỳ thuộc vào khẩu vị mà nhà đầu tư lựa chọn trái phiếu có lãi suất và rủi ro ở mức chấp nhận được.
Trái phiếu doanh nghiệp nếu lãi cao sẽ đi kèm với rủi ro lớn, nhà đầu tư cần chú ý
Mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không?
So với trái phiếu Chính phủ, mua trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá là rủi ro lớn hơn. Mua trái phiếu doanh nghiệp rủi ro nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào hình thức đầu tư và mức độ hiểu biết của chính nhà đầu tư.
Thông thường khi mua trái phiếu doanh nghiệp, rủi ro thường gặp nhất đến từ việc các doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể dẫn đến không còn khả năng chi trả các khoản vay của mình. Cũng có một số trường hợp nhà đầu tư không thể sử dụng khoản tiền lãi để tái đầu tư hoặc lãi suất đột ngột giảm, không như cam kết ban đầu… và một số rủi ro khác. Bạn có thể cập nhật trái phiếu nào rủi ro nhất khi đầu tư để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ còn phát triển hơn nữa và sẽ là kênh đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư cá nhân. Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư nên chú ý đến các vấn đề mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu, mua như thế nào… Việc trả lời được những câu hỏi sẽ giúp nhà đầu tư vạch ra các chiến lược đầu tư phù hợp.