Trái phiếu không đảm bảo là gì? Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu không có tài sản đảm bảo Update 11/2024

Trái phiếu không có đảm bảo là gì?

Trái phiếu không có bảo đảm là loại trái phiếu không được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc bên thứ ba hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính tín dụng.

Có nên đầu tư trái phiếu không có tài sản đảm bảo?

Hiện nay trên thị trường trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo chiếm một tỷ lệ lớn. Một báo cáo thị trường phát hành trái phiếu vừa công bố cho thấy, quý 1/2021 tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 37,4 nghìn tỷ đồng. Trong số này có đến 50,2% là các trái phiếu không có tài sản đảm. Tháng 5/2021, thống kê cho thấy trong tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước có tới 76% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm (chủ yếu của các ngân hàng, công ty chứng khoán).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia lượng trái phiếu không đảm bảo gia tăng cũng sẽ làm gia tăng độ rủi ro cho nhà đầu tư. Cho nên việc đầu tư vào trái phiếu không có tài sản đảm bảo được cảnh báo là tồn tại nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư.

Nếu tham gia đầu tư trái phiếu không có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư nên lựa chọn trái phiếu ngân hàng. Trong số những trái phiếu không có đảm bảo thì trái phiếu ngân hàng được đánh giá là có độ an toàn cao nhất bởi tính thanh khoản cao và các ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Còn trái phiếu doanh nghiệp các ngành khác, nhất là bất động sản, cần được chú ý hơn. 

Liên quan đến vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Công ty chứng khoán SSI cho rằng, lãi suất trái phiếu bất động sản có thể còn nhích tăng, hấp dẫn hơn so với các nhóm trái phiếu doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của SSI, nhà đầu tư nên thận trọng, vì thị trường bất động sản đang khá nóng, lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo đang tăng lên, điều này cũng sẽ gia tăng rủi ro cho nhà đầu tư.

Trái phiếu không đảm bảo

Trái phiếu không đảm bảo tồn tại nhiều rủi ro

Những chú ý khi mua trái phiếu không có đảm bảo

Đối với đầu tư trái phiếu nói riêng và đầu tư chứng khoán nói chung, rủi ro là điều khó tránh khỏi, dù đầu tư trái phiếu có đảm bảo hay trái phiếu không có đảm bảo, Bộ Tài chính cũng khuyến cáo các nhà đầu tư cần chú ý:

– Cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu. 

– Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm:

  • Tình hình huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành); 
  • Mục đích phát hành trái phiếu, 
  • Đặc điểm của trái phiếu
  • Quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu,
  • Các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. 

– Khi mua trái phiếu qua ngân hàng cần đặc biệt nắm rõ, có hai loại bảo lãnh. Thứ nhất, bảo lãnh phân phối, tức là nếu nhà phát hành không hết, ngân hàng sẽ cam kết mua hết trái phiếu còn lại. Thứ hai, bảo lãnh thanh toán, có nghĩa là nhà đầu tư mua trái phiếu của nhà phát hành, trong trường hợp rủi ro, nhà phát hành không trả được nợ, thì ngân hàng sẽ trả thay.

– Chỉ đưa ra các quyết định đầu tư khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhất là nhà đầu tư cá nhân

– Không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng nhà đầu tư sẽ không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn…

Trên đây là các thông tin về trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Với những thông tin này chắc hẳn bạn đã hiểu về loại trái phiếu này cũng như những rủi ro gặp phải khi đầu tư.