Trạng thái ngoại tệ là gì? Các quy định về trạng thái ngoại tệ Update 11/2024

Trạng thái ngoại tệ là gì?

Căn cứ Khoản 4, Điều 2, Thông tư 07/2012/TT-NHNN, trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.

Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ

Theo Điều 3, Thông tư 07/2012/TT-NHNN, có 4 nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ:

– Trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định vào thời điểm cuối ngày làm việc.

– Trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ được tính trên cơ sở số dư các tài khoản có liên quan theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư này.

– Quy đổi trạng thái nguyên tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.

– Cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ dương. Cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ âm. Trong đó:

  • Tổng trạng thái ngoại tệ dương là tổng trạng thái các ngoại tệ có trạng thái dương.
  • Tổng trạng thái ngoại tệ âm là tổng trạng thái các ngoại tệ có trạng thái âm.

Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ

Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ của mỗi tổ chức tín dụng tối đa là bao nhiêu?

Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm chia cho vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, trạng thái ngoại tệ của mỗi tổ chức tín dụng được quy định như sau:

– Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu đô la Mỹ trở xuống được phép áp dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ như sau:

  • Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ.
  • Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày quy ra đô la Mỹ không được vượt quá 5 triệu đô la Mỹ.

Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định trên khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

(Căn cứ Điều 4, Thông tư 07/2012/TT-NHNN)

Quy định về chế độ báo cáo trạng thái ngoại tệ

Căn cứ Điều 5, Thông tư 07/2012/TT-NHNN, chậm nhất đến 14h của ngày làm việc, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi báo cáo trạng thái ngoại tệ của ngày làm việc liền kề trước đó về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) theo mẫu biểu tại đây.

Quy định về tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ

Tỷ giá quy đổi trạng thái của ngoại tệ được áp dụng theo quy định sau:

  • Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo.
  • Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo.

Tỷ giá VND/USD

Tỷ giá VND/USD

Công thức tính trạng thái ngoại tệ

Một số cách thức quy định trạng thái ngoại tệ phổ biến bao gồm:

– Trạng thái ngoại tệ được quy định tại thời điểm cuối mỗi ngày giao dịch theo hai phương pháp:

Phương pháp tích lũy: Trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch hôm nay bằng trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch hôm trước cộng doanh số mua vào và trừ doanh số bán ra trong ngày (bao gồm cả nội và ngoại bảng). Công thức xác định như sau:

NEPF(t) = NEPF(t-1) + LFCF(t) – SFCF(t)

Trong đó:

  • NEPF(t) – Trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch t.
  • NEPF(t-1) – Trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch (t-1).
  • LFCF(t) – Doanh số mua vào trong ngày giao dịch t.
  • SFCF(t) – Doanh số bán ra trong ngày giao dịch t.

– Phương pháp số dư cuối ngày: Trạng thái ngoại tệ cuối mỗi ngày giao dịch được xác định trên cơ sở số dư trên tài khoản tại thời điểm cuối ngày giao dịch (bao gồm cả nội và ngoại bảng). Công thức xác định như sau:

NEPF(t) = TSCF(t) – TSNF(t) (bao gồm cả nội và ngoại bảng)

Trong đó: 

  • TSCF(t) – Tài sản có của ngoại tệ F tại thời điểm cuối ngày giao dịch t.
  • TSNF(t) – Tài sản nợ của ngoại tệ F tại thời điểm cuối ngày giao dịch t.

– Quy định tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm một cách riêng biệt: 

Cách thức quy định như sau: 

  • Số tương đối: Tổng trạng thái ngoại tệ dương và/hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày giao dịch của ngân hàng thương mại được phép duy trì tối đa là x% vốn tự có của ngân hàng thương mại đó.
  • Số tuyệt đối: Tổng trạng thái ngoại tệ dương và/hoặc tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày giao dịch của ngân hàng thương mại được phép duy trì tối đa là x triệu USD.

– Quy định tổng trạng thái ngoại tệ gộp dương và âm:

Thực tế, ngoài việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với từng ngoại tệ, tổng trạng thái ngoại tệ dương, tổng trạng thái ngoại tệ âm, còn có quy định tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ (quy nội tệ) theo công thức:

Công thức tính trạng thái ngoại tệ

Trong đó:

  • NEP(t)- Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy nội tệ.
  • EF – Tỷ giá của ngoại tệ F tính bằng nội tệ.
  • NEPF(t) – Trạng thái ngoại tệ F tại thời điểm t. F = 1, 2, 3, …., n.

Nguồn tham khảo: sbv.gov.vn. Xem chi tiết tại đây.

Giải đáp thắc mắc về trạng thái ngoại tệ

Trạng thái ngoại tệ phát sinh khi nào?

– Trong các giao dịch liên quan đến ngoại tệ, sẽ có:

  • Các giao dịch chỉ làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng (như quan hệ tín dụng)
  • Các giao dịch những giao dịch không những làm phát sinh sự chuyển giao quyền sử dụng mà còn làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu (như quan hệ mua bán)

 Trong số các giao dịch đó, chỉ những giao dịch nào làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ mới làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.

– Trong lĩnh vực ngân hàng, các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại tệ bao gồm:

  • Mua hay bán ngoại tệ giao ngay.
  • Mua hay bán ngoại tệ có kỳ hạn như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…
  • Thu lãi cho vay, trả lãi tiền gửi bằng ngoại tệ.
  • Các khoản thu phí dịch vụ và các khoản trả phí dịch vụ bằng ngoại tệ.
  • Các rủi ro mất mát, hư hỏng, bồi thường thiệt hại bằng ngoại tệ…

Trạng thái ngoại tệ phát sinh khi nào?

Trạng thái ngoại tệ phát sinh khi nào?

Trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là gì?

Trạng thái nguyên tệ của một ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng Tài sản Có và tổng Tài sản Nợ bằng ngoại tệ này, bao gồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng.

Trạng thái ngoại tệ trường/đoản là gì?

– Trạng thái ngoại tệ trường là: Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái dương của ngoại tệ đó. Tại một thời điểm nhất định, nếu chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ nội và ngoại bảng của ngoại tệ là dương thì ngoại tệ đó ở trạng thái trường.

– Trạng thái ngoại tệ đoản là: Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ làm phát sinh trạng thái âm của ngoại tệ đó. Tại một thời điểm nhất định, nếu chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ nội và ngoại bảng của ngoại tệ là âm thì ngoại tệ đó ở trạng thái đoản.

Trạng thái ngoại tệ có thể giúp Nhà nước kiểm soát được việc sử dụng ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đồng thời giúp các nhà đầu tư dự đoán được tỷ giá để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất.