Tỷ giá là gì? Các loại tỷ giá phổ biến Update 11/2024

Hiện nay, tỷ giá được niêm yết dưới dạng đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau. Khi chuyển tiền hay nộp tiền vào tài khoản ngoại tệ, ta luôn cần biết tỷ giá thế nào. Vậy tỷ giá là gì? Có các loại tỷ giá nào, hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Trong thị trường đồng tiền yết giá có nhiều biến động như hiện nay, tỷ giá là gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đứng trước nền kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, tỷ giá đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tỷ giá là gì?

Trong Farlex Financial Dictionary, tỷ giá được định nghĩa là tương quan sức mua / giá trị giữa hai đồng tiền. Trong Oxford Dictionaries, tỷ giá là giá trị của một đồng tiền khi chuyển đổi sang một đồng tiền khác.

Tỷ giá là gì?
Tỷ giá là gì?

Như vậy, tỷ giá chính là mức giá tại một thời điểm khi mà đồng tiền của một nước hay khu vực có thể được chuyển đổi sang một loại đồng tiền của quốc gia, khu vực hay ngoại tệ khác.

Theo đó, tỷ giá khi chuyển đổi sẽ được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoài tệ. Vì thế tỷ giá luôn được tính tại thời điểm giao dịch và luôn có sự biến động tùy mỗi thời điểm. Khi ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng. Khi ngoại tệ giảm, tỷ giá giảm.

Ví dụ: Tỷ giá giữa VND và USD sẽ được yết chính thức là USD/VND với ý nghĩa bao nhiêu đơn vị VND có thể đổi lấy một đơn vị USD.

Các loại tỷ giá được sử dụng phổ biến hiện nay

Trên thực tế có nhiều cách để phân loại tỷ giá, chúng được chia ra dựa trên các tiêu thức: Theo nghiệp vụ giao dịch; Theo thị trường yết giá; Theo kỳ hạn; Theo mối quan hệ giữa các đồng tiền.

Theo nghiệp vụ giao dịch

Có 2 loại là tỷ giá mua và tỷ giá bán.

  • Tỷ giá mua: Là mức giá chủ thể được yết giá, họ sẵn sàng trả để mua vào một đơn vị đồng yết giá.
  • Tỷ giá bán: Là mức giá chủ thể sẵn sàng đổi một đơn vị đồng tiền yết giá để đổi lấy đồng tiền định giá.

Ngoài ra còn có tỷ giá liên ngân hàng với sự tham gia của các ngân hàng với nhau.

Theo thị trường yết giá

  • Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng Trung ương) công bố áp dụng vào một thời kỳ nhất định.
  • Tỷ giá thị trường: Được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường.

Đối với những quốc gia đang duy trì chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức và thị trường tồn tại song hành.

Tỷ giá trị thường hình thành theo cung cầu
Tỷ giá trị thường hình thành theo cung cầu

Trong đó, tỷ giá chính thức làm căn cứ cho tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và dao động với một biên độ cho phép, còn tỷ giá thị trường tự do không chịu sự kiểm soát của ngân hàng này.

Vì vậy có thể nói, ở mỗi thời kì, mỗi quốc gia có yết giá khác nhau. Đối với những nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương không công bố tỷ giá chính thức, vì thế tỷ giá hoàn toàn do thị trường quyết định.

Theo kỳ hạn

Tỷ giá giao ngay: Là loại tỷ giá được áp dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại tệ được thực hiện sau 2 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch.

Tỷ giá kỳ hạn: Là loại tỷ giá được áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết ngày hôm nay nhưng thực hiện giao dịch lại diễn ra ở một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu tỷ giá thị trường biến động, đến thời điểm đáo hạn thì tỷ giá thực hiện vẫn được giữ nguyên theo hợp đồng đã ký kết ban đầu.

Theo mối quan hệ giữa các đồng tiền

Mức tỷ giá giữa các đồng tiền là không giống nhau, vì thế đây được xem là cách phân loại chuẩn nhất và quan trọng nhất, áp dụng cho những mục tiêu nghiên cứu khả năng cạnh tranh trong thương mại giữa các quốc gia.

Tỷ giá theo mối quan hệ giữa các đồng tiền
Tỷ giá theo mối quan hệ giữa các đồng tiền

Trong quá trình tìm hiểu sức cạnh tranh giữa các mặt hàng hóa dịch vụ, các nhà nghiên cứu thường dùng chỉ số tỷ giá để dễ so sánh với mục đích là quy về cùng một thời điểm gốc.

Chỉ số tỷ giá bao gồm:

  • Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương: Biểu thị sự thay đổi sức mua danh nghĩa của 2 đồng tiền chưa tính đến sự biến động mức giá cả hàng hóa ở hai quốc gia khác nhau. Mức tăng hay giảm của chỉ số này không phải đánh giá vào mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Chỉ số tỷ giá thực song phương: Chính là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa 2 quốc gia. Vì thế tỷ giá thực sẽ phản ánh được mức giá của hàng hóa nội địa so với hàng hóa nước ngoài.

Các tỷ giá được sử dụng hiện nay

Tỷ giá liên ngân hàng

Tỷ giá liên ngân hàng là tỷ giá được hình thành trên thị trường liên ngân hàng (thị trường giao dịch chỉ dành riêng chỉ các tổ chức, ngân hàng, doanh nghiệp cỡ lớn), đây là một công cụ để ngân hàng nhà nước kiểm soát tỷ giá mua vào bán ra của các ngân hàng.

Việc chúng ta nắm bắt các yếu tố tỷ giá liên ngân hàng là một điều quan trọng đem đến nhiều lợi ích trong kinh doanh cũng như đầu tư.

Quy chế của thị trường quy định tỷ giá mua bán giữa các ngân hàng xoay quanh +/- % so với tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố. Thông thường thì các tỷ giá ngân hàng sẽ làm cơ sở cho các doanh nghiệp làm tỷ giá hạch toán.

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ là một biến số quan trọng để xác định được tỷ giá ngoại tệ, tùy theo nhu cầu mà người ta lại quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tỷ giá ngoại tệ.

Hiện nay có 2 cách xác định tỷ giá ngoại tệ chính đó là:

  • Xác định tỷ giá ngoại tệ trên cơ sở so sánh cân bằng sức mua
  • Xác định tỷ giá ngoại tệ dựa trên cơ sở hàm lượng vàng giữa 2 đồng tiền.

Xã hội ngày nay, với nền kinh tế mở, việc xác định tỷ giá là gì vô cùng quan trọng, vì chúng tác động đến các đối tượng, chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối cũng khá sôi nổi và ngày một đông đúc.

Tỷ giá thay đổi đồng nghĩa với việc thay đổi cung và cầu trên thị trường. Từ đó, tạo ra hàng loạt tác động lớn không tưởng đến biến số kinh tế như thu thập, quốc dân, thất nghiệp, lạm phát.