Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Thông tư 24/2013/TT-NHNN tỷ lệ cấp tín dụng xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Trong đó:
– Nợ phải được phân loại quy định tại Thông tư 24/2013/TT-NHNN gồm:
- Cho vay đầu tư phát triển, cho vay xuất khẩu trừ các khoản sau:
- Nợ cho vay từ nguồn vốn ODA
- Các khoản nợ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân trước khi thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Các khoản nợ cho vay mà nguồn trả nợ từ ngân sách trung ương hoặc địa phương
- Các khoản nợ cho vay đối với các dự án điện, tái định cư, đường dây theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh
- Các khoản nợ cho vay để tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh
- Nợ cho vay theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước
- Nợ cho vay các dự án hạ tầng cơ sở (dự án đường cao tốc) theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh.
- Ủy thác cho vay xuất khẩu
- Cho vay khác
- Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng, trừ các khoản Chính phủ trả thay theo cam kết ngoại bảng.
– Cam kết ngoại bảng là các khoản bảo lãnh vay vốn ngân hàng thương mại được phân loại theo Thông tư 24/2013/TT-NHNN để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ các khoản bảo lãnh cho khách hàng vay vốn ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tỷ lệ cấp tín dụng xấu là gì?
Quy định phân loại nợ
Căn cứ Điều 8, Thông tư 24/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay) theo 05 nhóm như sau:
– Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
- Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
- Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Quy định phân loại nợ
Quy định phân loại cam kết ngoại bảng
– Phân loại vào nhóm 1 nếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.
– Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.
Lưu ý về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng
– Tổ chức thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Thông tư 24/2013/TT-NHNN là ngân hàng Phát triển Việt Nam
– Việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng phải được thực hiện ít nhất mỗi quý một lần
– Trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định.
Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.
Ngoài thời điểm quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
– Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó đang được phân loại.
– Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam và cá nhân có liên quan vi phạm quy định về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Trên đây là các quy định mới nhất về tỷ lệ cấp tín dụng xấu để bạn đọc tham khảo. Các quy định trên sẽ được cập nhật liên tục để mang đến cho bạn các thông tin mới nhất.