Uptrend trong chứng khoán là gì? Làm thế nào để nhận biết uptrend Update 04/2024

Các nhà đầu tư thường nhìn vào đường xu hướng uptrend để dự đoán biến động của thị trường chứng khoán, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả, phù hợp để thu lợi cao nhất. Vậy uptrend trong chứng khoán là gì?

Uptrend trong chứng khoán là gì?

Uptrend trong chứng khoán là mô tả sự biến động giá thị trường có xu hướng tổng thể đi lên. Khi nhìn vào đồ thị giá, ta sẽ thấy đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Nhưng khi uptrend gặp phải ngưỡng kháng cự thì xu hướng này sẽ quay đầu chuyển thành downtrend.

Với những đợt uptrend trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có cơ hội kiếm lời từ giá cổ phiếu tăng. Họ sẽ bán các cổ phiếu khi nhận thấy đỉnh mới không thể cao hơn đỉnh cũ trước đó.

1 vài đặc điểm dễ nhận thấy của uptrend:

  • Đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ.
  • Đáy mới cao hơn đáy cũ.

Cách nhận biết xu hướng uptrend

Để nhận biết uptrend, người ta thường sử dụng chỉ báo xác định, ví dụ như đường Trendlines và đường trung bình động MA.

Đường Trendlines

Sử dụng đường Trendlines sẽ xác định được 3 xu hướng:

  • Uptrend: Xu hướng giá tăng
  • Downtrend: Xu hướng giá giảm
  • Sideways: Xu hướng giá đi ngang, không biến động

Để vẽ được đường Trendlines, bạn hãy vẽ 1 đường nối đáy trước với đáy sau trên đồ thị. Nếu bạn quan sát thấy được vẽ có chiều hướng đi lên, nghĩa là có xu hướng uptrend.

Đường Trendlines - Uptrend

Đường Trendlines – Uptrend

 

Ngoài ra, đường Trendlines còn giúp bạn biết được xu hướng sẽ kéo dài bao lâu, thời điểm đảo chiều của thị trường và các ngưỡng kháng cự:

  • Đường Trendlines có độ dốc lớn thì xu hướng dễ bị phá vỡ.
  • Đường Trendlines có độ dốc nhỏ thì dễ đưa ra dự báo không chính xác. Do đó, bạn sẽ cần dùng thêm đường trung bình động MA đã đưa ra dự báo chính xác hơn.
  • Đường Trendlines tồn tại càng lâu thì chúng sẽ càng hiệu quả.

Đường trung bình động MA

Đây là loại đường phổ biến và được sử dụng hiệu quả khi nhận biết và dự báo xu hướng uptrend, downtrend, sideways.

Hiện nay, có nhiều loại đường trung bình động như SMA, EMA, WMA, nhưng SMA và EMA là được dùng nhiều hơn cả.

  • Trường hợp đường giá vượt trên đường MA20 báo hiệu xu hướng uptrend ngắn hạn.
  • Trường hợp đường giá vượt qua đường MA50 báo hiệu xu hướng uptrend trung hạn.
  • Trường hợp đường MA20 vượt qua đường MA50 báo hiệu xu hướng uptrend dài hạn.

Các đường MA có thể đưa ra chỉ báo sai lầm do các thông tin nhiễu, có độ trễ so với tín hiệu mua/bán trên thị trường. Do đó, bạn nên kết hợp nhiều đường MA để có dự báo chính xác hơn.

Đường trung bình động MA

Đường trung bình động MA

Giá tăng vượt mốc kháng cự

Khi giá cổ phiếu vượt mốc kháng cự, nhiều khả năng gia bắt đầu bước vào xu hướng uptrend. Còn khi chỉ số Vn-Index trên thị trường chứng khoán vượt mức kháng cự thì khả năng lớn có uptrend xảy ra.

Đường MACD

Nếu bạn nhận thấy đường MACD có xu hướng đi từ dưới lên sẽ báo hiệu cho xu hướng uptrend, bạn nên kết hợp đường MACD với đường giá cũng như các tín hiệu khác để xác điểm đảo chiều của của xu hướng.

Chú ý: Xu hướng uptrend sẽ kết thúc khi các nguyên tắc uptrend bị phá vỡ. Lúc này, giá quay đầu sẽ giảm mạnh, giá ở đáy sau thấp hơn đáy trước, giá ở đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Bên cạnh đó, nếu 2 đường MA cắt nhau cũng là dấu hiệu báo xu hướng đảo chiều. Ngoài ra, những thông tin về kinh tế vĩ mô, chính trị, xã hội,… cũng sẽ gây tác động xấu khiến xu hướng uptrend dừng lại sớm hơn dự kiến.

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã hiểu được khái niệm uptrend trong chứng khoán. Nhìn vào xu hướng uptrend sẽ đưa ra những kế hoạch đầu tư phù hợp và sinh lời tốt nhất.