Vay thế chấp ngân hàng không có khả năng trả bị xử lý ra sao? Update 11/2024

Trong bất kỳ trường hợp vay vốn nào tại ngân hàng thì khách hàng cũng phải có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Nếu khách hàng mất khả năng chi trả cho khoản vay thì số tiền nợ lúc này sẽ được chuyển thành nợ quá hạn. Lúc này ngân hàng sẽ xử lý theo quy định của mình và quy định của Pháp luật để tiến hành thu hồi số nợ khách hàng còn thiếu. 

Quy định của pháp luật xử lý các trường hợp vay có tài sản đảm bảo

Theo điều 56 của nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản đảm bảo trong các trường hợp sau:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật
  • Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Như vậy dù nguyên nhân chậm trả nợ do chủ quan hoặc khách quan thì ngân hàng vẫn sẽ có quyền được xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền khách hàng còn nợ.

Có bị đi tù khi vỡ nợ ngân hàng không? Người đi vay phải chịu trách nhiệm gì?

Vay thế chấp không có khả năng trả

Tài sản đảm bảo được đem ra đấu giá khi khách hàng mất khả năng trả nợ

Quy định của ngân hàng về xử lý nợ quá hạn

Quy trình xử lý nợ quá hạn vay thế chấp của các ngân hàng đều tuân thủ theo quy định của pháp luật vì thế sẽ gồm những bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Nhắc thúc nợ khách hàng để đôn đốc việc trả nợ. Ở bước này tùy vào thời gian chậm trả mà ngân hàng sẽ chuyển nhóm nợ quá hạn tương ứng.
  • Bước 2: Nếu như xác định khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa dân sự để tiến hành thủ tục bán đầu giá tài sản đảm bảo.
  • Bước 3: Tiến hành thủ tục bán đấu giá để phát mại tài sản. Số tiền bán đầu giá từ tài sản đảm bảo sẽ được ưu tiên trả nợ cho khoản vay. Số tiền còn lại nếu có sẽ chuyển trả cho khách hàng.

Như vậy phát mại tài sản sẽ được thực hiện công khai theo hình thức đấu giá. Lúc này ngân hàng sẽ là bên được quyết định giá tài sản phát mại. Khách hàng sẽ không còn quyền sở hữu tài sản của mình. Mọi quá trình bán đầu giá tài sản sẽ do ngân hàng thực hiện.

Trường hợp khách hàng cố tình không giao tài sản đảm bảo thì ngân hàng có quyền thu giữ tài sản hoặc yêu cầu các cấp chính quyền như cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường…tiến hành thu giữ tài sản. 

Thủ tục thực hiện đấu giá tài sản đảm bảo thu hồi nợ

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai. Ai trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản. Lưu ý là các bên tham gia đấu giá phải trả giá từ thấp đến cao, người sau bắt buộc phải trả giá cao hơn người trước nếu muốn mua.

Quy trình đấu giá được thực hiện qua các bước sau:

  • Bước 1: Ngân hàng thuê đơn vị thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng để làm căn cứ cho việc đấu giá
  • Bước 2: Ngân hàng tiến hành ký hợp đồng dịch vụ đấu giá với cá tổ chức đấu giá để thực hiện việc bán tài sản công khai. 
  • Bước 3: Thông báo công khai việc đấu giá ít nhất 15 ngày với tài sản là bất động sản và tối thiểu 7 ngày với tài sản khác. 
  • Bước 4: Nhận đăng ký tham gia đấu giá của các bên 
  • Bước 5: Thực hiện đấu giá công khai tại địa điểm theo quy định.

Cách trả nợ ngân hàng nhanh nhất khi bị nợ quá hạn

Khi nào thì không trả được nợ vay ngân hàng sẽ phải đi tù?

Thông thường khi khách hàng vay thế chấp không trả được nợ vay sẽ chỉ bị xử lý theo luật dân sự, phát mại tài sản để trả nợ. Tuy nhiên nếu như phát hiện ra hành vi gian dối của khách hàng như có khả năng trả nợ nhưng cố tình trây ì không trả nợ, bỏ chốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Trường hợp này không những khách hàng bị phát mại tài sản mà còn có thể bị phạt tù vì hành vi gian dối của mình.

Chính vì điều này mà trong mọi trường hợp không trả được nợ khách hàng cần phối hợp với ngân hàng để trả nợ và khai trung thực thông tin để tránh bị phạt tù.

Đăng ký tư vấn cách xử lý khi bị nợ quá hạn

Đăng ký ngay