Vay trả góp quá hạn có bị kiện ra tòa hay không? Update 11/2024

Vay trả góp là hình thức vay tiền sau đó trả dần số tiền đó trong một khoảng thời gian nhất định. Số tiền người vay phải trả sẽ bao gồm cả tiền lãi và tiền gốc. Thời gian trả góp có thể ngắn vài tháng hoặc vài năm hoặc 20, 30 năm tùy thỏa thuận của khách hàng và tổ chức tín dụng.

Vay trả góp cũng như bất kỳ hình thức vay khác, người vay phải có trách nhiệm trả đủ số tiền lãi và gốc vào đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng. 

Vay trả góp quá hạn là gì?

Vay trả góp quá hạn là việc người vay không trả hoặc trả không đủ số tiền như đã thỏa thuận tại thời điểm vay vốn.

Việc thanh toán đúng hạn ở đây là việc phải thanh toán bao gồm cả gốc và lãi. Vì vậy dù người vay đã trả đủ tiền gốc nhưng chưa trả đủ lãi thì vẫn sẽ được tính vào trường hợp chậm trả.

Ví dụ khách hàng có nợ đến hạn phải thanh toán là 3 triệu. Tuy nhiên khách hàng chỉ thanh toán 2,5 triệu thì số tiền 500.000 đ còn thiếu sẽ bị coi là tiền chậm trả.

Vay trả góp quá hạn

Trả góp quá hạn sẽ bị tính phí và lãi phạt

Chậm thanh toán bao lâu thì được coi là quá hạn?

Với các khoản vay trả góp tín chấp thì dù chỉ chậm thanh toán 1 ngày cũng sẽ bị coi là quá hạn. Với khoản vay trả góp có thế chấp tài sản thì thường khách hàng sẽ được ngân hàng cho phép thời gian chậm thanh toán trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán. Trong thời gian 10 ngày này khách hàng vẫn sẽ bị tính phí phạt nhưng không bị chuyển nhóm nợ cũng như bị tính lãi suất quá hạn.

Nợ quá hạn là gì? Ngân hàng đánh giá khách hàng qua các nhóm nợ như thế nào?

Quy trình thu hồi nợ của tổ chức tín dụng

Khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, các tổ chức tín dụng thường sẽ thực hiện quy trình thu hồi nợ theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Gọi điện nhắc thúc nợ khách hàng. 
  • Bước 2: Gặp trực tiếp khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và tìm hướng giải quyết
  • Bước 3: Trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp nội bộ mà không đòi được sẽ kiện khách hàng ra tòa để xử lý.

Trả nợ quá hạn khoản vay trả góp bị xử lý ra sao?

Theo quy định trong bộ luật dân sự 2015 thì bên vay có nghĩa vụ trả đúng, đủ số tiền đã vay. Khi không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ thì tùy mức độ và thời gian chậm trả mà người vay sẽ bị xử lý theo quy định trong hợp đồng tín dụng và truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự tùy theo mức độ vi pham. 

Bị tính thêm phí và lãi phạt chậm trả

Đối với khoản trả góp tín chấp thì ngay khi khách hàng chậm trả, dù chỉ 1 ngày cũng sẽ bắt đầu bị tính phí phạt. Mức phí phạt này được quy định rõ trong hợp đồng.

Bên cạnh đó số tiền chậm trả sẽ bắt đầu bị tính theo lãi suất quá hạn thay vì tính theo lãi suất được thỏa thuận ban đầu:

  • Số tiền gốc quá hạn sẽ được tính theo lãi suất quá hạn nhưng không quá 150% lãi suất trong hạn
  • Tiền lãi quá hạn cũng sẽ bị tính lãi, mức lãi suất áp dụng cho tiền lãi quá hạn thường nhỏ lãi suất tính cho gốc quá hạn.

Số tiền phí và lãi phạt sẽ được tính từ thời điểm khách hàng chậm thanh toán. Như vậy càng để lâu thì số tiền nợ sẽ càng lớn.

Bị kiện ra tòa án

Trường hợp khách hàng và tổ chức tín dụng không đạt được thỏa thuận về việc trả nợ thì tổ chức tín dụng có thể kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ. Lúc này việc truy cứu theo trách nhiệm hình sự hoặc dân sự sẽ phụ thuộc vào mức độ vị phạm của khách hàng.

Theo điều 175 Bộ luật hình sự 2015 thì trường hợp trả nợ quá hạn của khách hàng sẽ được chia làm hai trường hợp:

  • Xử lý hình sự, chuyển cơ quan công an giải quyết: khi khách hàng vay cố tình chiếm đoạt tiền vay, bổ trốn, cố tiền nhưng trây ỳ không trả…
  • Xử lý dân sự do tòa án giải quyết: khi khách hàng không đủ tiền thanh toán nhưng vẫn giữ liên lạc với tổ chức cho vay, nghe các cuộc gọi hoặc đồng ý gặp mặt nhân viên của tổ chức tín dụng….

Trong trường hợp bị xử lý hình sự thì tùy vào mức độ vi phạm mà người vay có thể sẽ bị phạt tù, đồng thời vẫn bị cưỡng chế trả nợ cho bên cho vay.

Trường hợp chỉ bị xử lý theo luật dân sự thì Tòa án có thể ra lệnh cưỡng chế người vay phải sử dụng tài sản hiện có để trả nợ cho đơn vị cho vay.

Vì vậy trong mọi trường hợp khách hàng dù không trả được nợ cũng không nên có thái độ lẩn trốn, bất hợp tác. Hãy cố gắng trả nợ trong khả năng của mình hoặc xin gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ để tránh những rắc rối kiện tụng không đáng có.

Tư vấn và giải đáp thắc mắc MIỄN PHÍ từ chuyên gia

Đăng ký ngay