Xe ô tô ngụp lặn trong nước lũ Sài Gòn, ai sẽ phải chi trả phí sửa xe? Update 11/2024

Cơn bão số 9 với cái tên Usagi đã ảnh hưởng tới TP.HCM bằng trận mưa lớn kéo dài liên tục từ rạng sáng ngày 25/11 đến ngày 26/11. Cùng triều cường dâng cao, cơn mưa này đã khiến nhiều quận huyện tại TP.HCM chìm sâu trong biển nước lũ. Không chỉ làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, ngập lụt còn khiến cho tài sản bị hư hại rất nhiều, đặc biệt là những xe ô tô nằm ở dưới các hầm gửi xe chung cư, bãi trông giữ xe.

thebank_xeotonguplantrongnuoclusaigonaisephaichitraphisuaxe_1543565222Mưa lớn cùng triều cường nhiều ngày khiến cho TP HCM bị ngập sâu trong nước lũ

Lúc này, câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí sửa những chiếc xe phải “ngâm mình” trong nước lũ những ngày qua là điều các chủ xe quan tâm nhất. Là chủ xe hay chủ hầm gửi xe hay là những công ty bảo hiểm?

Một cư dân sống tại chung cư Ngọc Khánh (số 21, đường Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5) lo lắng: “Xe của tôi chìm hẳn trong biển nước của tầng hầm chung cư, đưa đến hãng kiểm tra thì chi phí bên hãng liệt kê rất cao, gần 40 triệu đồng. Đáng nói, họ không chắc chắn sẽ sửa được vì xe ngâm trong nước quá lâu, phải thay mới hoàn toàn các thiết bị thì may ra sửa được.

Giờ cũng không biết đòi ai, người thì nói đòi đơn vị trông giữ, người thì nói đòi chủ đầu tư, người lại nói phải đòi hãng bảo hiểm. Thực sự giờ tôi không biết phải thế nào?”.

Anh Đỗ Văn Hoàng (ngụ quận 4, TP.HCM) cho biết, đêm qua (25/11) chiếc xe BMW hiệu 750i chìm sâu trong biển nước của hầm chung cư nơi anh đang ở. “Đến sáng tôi mới kéo được xe về hãng và kết quả là xe bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa hơn 400 triệu đồng. Tôi đã liên hệ bên bảo hiểm đến giám định xe nhưng đang rất lo lắng chưa biết phía bảo hiểm đền ra sao. Tôi tham khảo nhiều nơi thì họ nói bảo hiểm còn hiệu lực thì tôi chỉ được bồi thường 80% mà thôi”, anh Hoàng nói.

Tìm hiểu và tham gia ngay bảo hiểm vật chất xe ô tô để bảo vệ chiếc xe của bạn và tiết kiệm tài chính cho chính bạn mỗi khi xe gặp sự cố.

thebank_xeotonguplantrongnuoclusaigonaisephaichitraphisuaxe4_1543565222

Những chiếc xe “ngâm mình” trong nước nhiều ngày trong hầm chung cư tại TP HCM

Theo bộ luật Dân sự quy định: “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại”.

Về nguyên tắc, khi mua bất cứ một chiếc xe nào thì tất cả các chủ xe phải mua bảo hiểm cho chiếc xe đó. Có 2 loại bảo hiểm xe ô tô là bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Đa số xe ô tô hiện nay đều được các chủ xe mua thêm bảo hiểm tự nguyện ngoài bảo hiểm bắt buộc. Khi mua bảo hiểm tự nguyện, khi chiếc xe gặp các vấn đề hư hỏng được quy định trong điều khoản của hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ phải chịu chi trả các chi phí sửa chữa chiếc xe tùy thuộc vào tình trạng hư hỏng thực tế.

Trong số đó, bảo hiểm vật chất xe ô tô là loại bảo hiểm được nhiều chủ xe mua nhất. Khi tham gia gói bảo hiểm vật chất ngoài những quyền lợi chính mà chủ xe được hưởng thì chủ xe có quyền tham gia lựa chọn các điều khoản, quyền lợi bổ sung để bảo vệ xe toàn diện nhất. Trong bảo hiểm này có một điều khoản quyền lợi bổ sung là bảo hiểm xe ô tô ngập nước. Điều khoản này sẽ giúp bảo hiểm xe ô tô của bạn trước những thiệt hại tổn thất của động cơ xe khi hoạt động trong các khu vực ngập nước hoặc gặp phải thiên tai bất ngờ, những điều chủ xe không thể đề phòng trước.

Trường hợp ô tô bị ngập nước thường được bảo hiểm xếp vào dạng bảo hiểm thủy kích. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này lại phân biệt thành hai trường hợp: ngập nước và thủy kích.

“Ngập nước” là trường hợp xe bị hư hỏng khi bị ngập nước, có 2 trường hợp ngập nước:

1. Ngập nước khi xe đang đỗ trong bãi đỗ xe hoặc ở garage nhà.

2. Ngập nước khi xe đang đỗ ngoài đường.

“Thủy kích” là trường hợp xe bị hư hỏng khi đi vào vùng ngập nước, có 2 trường hợp gây ra thủy kích:

1. Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước > Nước vào động cơ khiến động cơ bị hư hỏng.

2. Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước > Xe bị tắt máy > Người lái xe cố tình khởi động xe > Nước vào động cơ khiến động cơ bị hư hỏng.

Tùy vào từng công ty, bảo hiểm có thể đền bù cả trong trường hợp xe bị ngập nước lẫn thủy kích, hoặc chỉ đền bù xe bị thủy kích. Do vậy, trước khi đồng ý ký vào hợp đồng bảo hiểm, chủ ô tô cần tìm hiểu kỹ xem bảo hiểm thủy kích cụ thể sẽ bảo hiểm trong những trường hợp như thế nào.

thebank_xeotonguplantrongnuoclusaigonaisephaichitraphisuaxe2_1543565222

Nếu không may bị xe bị mắc kẹt trong nước lũ, hãy tắt máy xe ngay tức khắc và gọi cứu hộ

Theo phân tích của luật sư Hà Hải – Trưởng Văn phòng Luật sư Hà Hải và cộng sự (Đoàn Luật sư TP.HCM) trên báo điện tử VTC, trong trường hợp xe để trong tầng hầm chung cư và bị ngập nước hư hỏng, trách nhiệm bồi thường thuộc về đơn vị bảo hiểm.

Mức bồi thường tổn thất đối với trường hợp xe bị hư hại do thiên tai phải được căn cứ vào thiệt hại thực tế sau khi giám định thiệt hại tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm để bồi thường cho chủ xe theo quy định tại Điều 16 Quy tắc bảo hiểm về bồi thường tổn thất.

“Tất nhiên khi để xe trong tầng hầm chung cư, trách nhiệm của đơn vị quản lý và chủ đầu tư không thể tránh. Tuy nhiên, khi phát hiện xe bị hư hỏng, bị ngập nước thì chủ sở hữu nên gọi cho công ty bảo hiểm đầu tiên, để họ đến giám định hiện trạng hư hỏng.

Theo quy định, công ty bảo hiểm sẽ phải chịu 100% trách nhiệm cũng như chi phí sửa chữa xe. Tuy nhiên hiện nay, bằng cách nào đó các công ty bảo hiểm sẽ né tránh, bớt này, bớt nọ… chủ sở hữu chỉ được nhận khoảng 80%. Sau khi giải quyết với phía bảo hiểm xong, công ty bảo hiểm sẽ làm việc với ban quản lý chung cư, chủ đầu tư, công ty bảo vệ để truy ra hợp đồng gửi xe tại chung cư.

Nếu công ty bảo hiểm chứng minh được việc hư hỏng xe do sự tắc trách của đơn vị giữ xe, như việc bão đã được dự báo trước, đơn vị giữ xe không chuẩn bị được máy bơm, không thông báo cho chủ sở hữu xe đưa xe ra ngoài… thì công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu đơn vị đó hoàn tiền lại”, luật sư Hà Hải phân tích.

Thủy kích là một trong những nguyên nhân gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới xe, làm giảm giá trị thương mại của xe. Do đó, hầu hết các công ty bảo hiểm thường xuyên khuyến cáo khách hàng tránh đi vào vùng ngập nước và nếu đã đi vào vùng bị ngập nước thì phải tắt ngay công tắc và tuyệt đối không khởi động lại. Không mở cửa xe nhằm tránh làm hư hỏng nội thất và các hộp điều khiển; đẩy xe đến chỗ cao và gọi xe cứu hộ.

Vậy nên nếu xe của bạn bị “ngụp lặn” trong hầm gửi xe do nước mưa làm ngập lụt, hãy bình tĩnh đợi đơn vị chủ hầm hút hết nước trong hầm, sau đó gọi cho bảo hiểm để đưa xe vào gara kiểm tra và lên danh sách chi phí, phụ tùng phải sửa chữa. Sau đó dựa theo chỉ dẫn của đơn vị bảo hiểm để làm các thủ tục bồi thường cần thiết. Chi phí lúc này bạn có thể phải chuẩn bị tinh thần phải chi trả một phần nhỏ tiền sửa chữa. Nhìn chung theo nguyên tắc, đơn vị bảo hiểm sẽ là người chi trả các chi phí sửa chữa cho xe của bạn.