Môi trường kinh doanh là gì?
Môi trường kinh doanh là tổng tập hợp những yếu tố liên quan chặt chẽ tới các hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng bên trong hoặc bên ngoài tới kết quả, hiệu quả cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp, công ty.
Môi trường kinh doanh
Vai trò của mô hình kinh doanh
Môi trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể nó được chia thành 2 mảng sau:
- Môi trường vĩ mô: Lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, tiền tệ, giai đoạn kinh tế khủng hoảng hay huy hoàng…
- Môi trường vi mô: Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp như tính cạnh tranh với đối thủ, khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến, các đối tác trong kinh doanh.
Đây là 2 yếu tố có tác động lớn đến doanh nghiệp. Vì vậy, nếu nắm bắt được kỹ những vấn đề về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp vạch ra chiến lược phát triển.
Môi trường kinh doanh sẽ tạo ra sân chơi lớn cho nhiều doanh nghiệp trong cùng thời kỳ, đem đến cho họ tính cạnh tranh lành mạnh để khẳng định sự phát triển; thúc đẩy họ thay đổi, sáng tạo, phát triển những cái mới, thường xuyên học tập… để phát triển vững mạnh hơn. Đối với những doanh nghiệp lạc hậu, lỗi thời thì sẽ tự đào thải mình sớm.
Môi trường kinh doanh góp phần tạo ra xu hướng kinh tế cho mỗi giai đoạn, định hướng vào kinh tế chung và tạo ra những đột phá mới.
Ý nghĩa của mô hình kinh doanh
Việc nhanh chóng thay đổi môi trường kinh doanh sẽ làm thay đổi chiến lược kinh doanh. Mọi sự thay đổi bên ngoài có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng của những quyết định mà doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh đưa ra. Nếu như bạn không nhanh hơn đối thủ của mình thì chắc chắn bạn sẽ thất bại.
Ai cũng hiểu chúng ta đang sống trong môi trường năng động, luôn xoay chuyển. Vì thế, doanh nghiệp luôn phải hiểu những thay đổi này ảnh hưởng ra sao tới doanh nghiệp của mình. Mọi tư duy chiến lược đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu về động lực cạnh tranh trong ngành, biết được nó ảnh hưởng hiệu quả đến hoạt động cũng như lợi nhuận của công ty. Khi nắm bắt được cơ hội và rủi ro, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định chiến lược tốt hơn.
Người quản lý tinh anh và thành công phải nhận ra cơ hội và thách thức từ bên ngoài đối với doanh nghiệp. Đối với bất cứ lĩnh vực nào, yếu tố bên ngoài luôn cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, cho ra phương hướng và lựa chọn hành động của mỗi doanh nghiệp.
Thành phần trong môi trường kinh doanh
Môi trường bên trong
Những yếu tố tồn tại ở bên trong mang đến sức mạnh hoặc tạo ra điểm yếu cho tổ chức, chính là xuất phát từ môi trường bên trong:
- Tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ
- Hệ thống giá trị
- Văn hoá doanh nghiệp
- Mục tiêu
- Nguồn nhân lực
- Công đoàn
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là những yếu tố cơ hội và rủi ro cho doanh nghiệp:
- Yếu tố chính trị: Đây là những quy định của Chính phủ trong thời kỳ đó (thuế, rào cản thương mại, tình hình xã hội…)
- Yếu tố xã hội: Yếu tố tác động lớn tới doanh nghiệp. Xu hướng tiêu dùng hoặc một bộ phận người sử dụng có thể trở thành phong trào chung của toàn xã hội. Tuy vậy, đây không phai yếu tố ổn định, chúng sẽ thường xuyên thay đổi. Các. doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng thì mới nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Yếu tố công nghệ: Ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải cập nhật công nghệ, ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng hiệu suất, tiết kiệm nhân công và chi phí. Tuy vậy, công nghệ cũng là thách thức cho những doanh nghiệp chưa có điều kiện về kinh tế, địa lý… hay là con dao 2 lưỡi khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về quy định sử dụng, bản quyền…
Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về môi trường kinh doanh cũng như những yếu tố liên quan khác.